663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

【1001 Câu Hỏi】Thắp Hương Rằm Tháng 7 Cần Những Gì?

Từ xưa đến nay, thờ cúng luôn đóng một vai trò và vị trí quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam. Mỗi một năm sẽ có 12 ngày cúng rằm, mỗi ngày lại mang đến một ý nghĩa thờ cúng khác nhau. Trong đó 2 ngày cúng rằm được coi là quan trọng nhất năm là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Nếu như rằm tháng giêng là thời điểm con cháu quây quần lại bên cạnh ông bà, cha mẹ để cầu mong một năm mới sung túc, đủ đầy, tràn ngập may mắn và niềm vui, con đường công danh được thăng hoa đỗ đạt, thì rằm tháng 7 lại mang ý nghĩa sâu nặng hơn cả. Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì hiện nay đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và mong muốn có thể nhận được lời giải đáp từ chuyên gia. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày xá tội vong nhân hay gọi nôm na là ngày cúng cô hồn theo phong tục của người Á Đông. Bên cạnh đó rằm tháng 7 còn biết đến là ngày lễ Vu Lan, dịp mà con cái báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, là ngày những người con xa xứ tìm về với cội nguồn quê hương. Đây cũng là ngày Tết Trung nguyên của người Trung Quốc.. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì

Ngày ân xá vong nhân

Theo dân gian truyền lại, rằm tháng 7 được xem là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho những vong nhân. Vào ngày này, mọi linh hồn đều sẽ được thả lên dương thế nên mới có lễ cúng Cô hồn, được cúng vào buổi chiều. Mục đích là để các linh hồn không có nhà cửa không nơi nương tựa có chút đồ thờ cúng như đồ ăn, quần áo mặc và có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về với cõi cực lạc an lành. 

Phật Giáo lấy ngày này là ngày lễ chính - ngày lễ Vu Lan được khởi nguồn từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã dùng tấm lòng, ân đức vượt mọi khó khăn, thử thách cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Cũng bởi vậy, hàng năm Vu Lan trở thành ngày để con cháu tưởng nhớ công ông bà, tổ tiên những người có ơn sinh thành dưỡng dục mình ở kiếp này và các kiếp trước. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì 

Vì vậy, như một tục lệ cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi gia đình người Việt trên khắp cả nước đều chuẩn bị hai mâm cỗ cúng. Một mâm cúng tổ tiên đặt trên bàn thờ, một mâm cúng chúng sanh - những vong hồn được ân xá đặt ngoài sân hè. 

>> Xem ngay tháng cô hồn không nên làm gì để tránh rước họa vào thân

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Để thực hiện thắp hương, cúng lễ rằm tháng 7 thì đầu tiên gia chủ cần phải biết tiến hành vào ngày, giờ nào cho đúng. Thông thường thì việc cúng rằm trong các tháng khác sẽ được thực hiện đúng vào 15 hàng tháng. Tuy nhiên đối với rằm tháng 7, quan niệm dân gian cho rằng không cần nhất thiết phải đúng vào ngày 15 mà có thể vào bất cứ ngày nào trong tháng 7, miễn là trước ngày 15 là được. 

Bởi vì, theo truyền thuyết dân gian tương truyền rằng, sau 12h đêm ngày 14/7 Diêm Vương sẽ chính thức đóng cánh cửa địa ngục và bắt buộc các linh hồn phải trở về địa ngục, chốn đầy ải của âm thế trước giờ này. Nếu không khó có thể siêu thoát, về cõi an lạc. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì

Ngoài ra, khi thắp hương rằm tháng 7 gia chủ cũng cần phải chú ý đến khung giờ làm lễ. Thường thì mọi nhà sẽ thường thắp hương cúng lễ vào lúc giữa trưa hoặc chiều tối , vì đây là lúc mà các vong linh được phép hoạt động tự do và tồn tại nhiều nhất. Lúc này họ sẽ được thưởng thức đồ ăn, đèn hương, rượu nến, bánh kẹo,... giúp họ cảm thấy ấm áp và an vui hơn phần nào. Cùng với đó là lời cầu chúc bình an, hạnh phúc yên vui cho mọi người, mọi nhà. 

Còn đối với lễ Vu Lan thì được diễn ra đúng vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với ông bà, tổ tiên.  

>> Xem thêm tết đoan ngọ cúng gì để gia đình luôn khỏe mạnh an khang 

Chuẩn bị mâm cúng thắp hương rằm tháng 7 đầy đủ nhất

Tùy theo phong tục văn hóa của từng vùng miền, cũng như điều kiện mỗi gia đình mà mâm cúng dâng lên bàn thờ cũng có phần khác nhau. Về cơ bản gia chủ không cần quá phô trương cầu kỳ, quan trọng nhất là lòng thành kính hướng về ông bà tổ tiên và sự từ bi hỷ xả với những kiếp người không may đã khuất. Lễ thắp hương ngày rằm tháng 7 thường có ba lễ chính là lễ cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Mỗi lễ cúng bao gồm cách thức bố trí và sắp xếp vật phẩm đồ thờ cúng tâm linh trên bàn thờ cũng khác nhau.

Thắp hương cúng Phật

Đối với lễ cúng Phật thì gia chủ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và nên cúng vào ban ngày. Sau khi thực hiện nghi lễ thắp hương cúng Phật, gia chủ sẽ được thụ lộc ngay tại nhà. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gìThắp hương rằm tháng 7 cần những gì 

Thắp hương cúng gia tiên

Thắp hương cúng gia tiên, thần linh gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng mặn, nên chuẩn bị một mâm cúng tươm tất, đa dạng các món như xôi, gà luộc, canh măng, nem, cơm, trứng, cá, món xào, món nộm,... kèm theo đó là hoa quả và bánh kẹo, giấy tiền, vàng mã, rượu, hương hoa, nước, trầu cau,...

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gìThắp hương rằm tháng 7 cúng gia tiên

>> Xem thêm: Cách cắm hương trên bàn thờ để tỏ lòng cung kính với tổ tiên 

Thắp hương cúng chúng sanh

Khi cúng cô hồn, gia chủ tuyệt đối không nên cúng đồ mặn, bởi vì cúng đồ mặn dễ khơi dậy lòng tham muốn của những vong hồn, khiến họ khó lòng siêu thoát mãi mãi quanh quẩn chốn nhân gian gây nhiễu. Một mâm cúng cô hồn đầy đủ và tươm tất gồm:

  • 1 đĩa muối, gạo (sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi lễ cúng xong) 

  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) 

  • 1 bát cơm trắng

  • Xôi chè, trầu cau

  • 12 cục đường thẻ

  • Tiền vàng, áo giấy

  • Ngô rang, khoai lang, ngô luộc hoặc sắn luộc,..

  • Hương hoa (5 loại 5 màu)

  • Bánh kẹo, tiền vàng

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gìThắp hương rằm tháng 7 cần những gì

Khi mua đồ thắp hương rằm tháng 7 gia chủ nên sắm đủ những lễ này, và bài trí sao cho đẹp mắt để thể hiện được sự trân trọng với các vong hồn để họ không quấy nhiễu gia chủ. 

Những lưu ý khi thắp hương rằm tháng 7 bạn cần biết

Một số ý kiến cho rằng, cách thắp hương rằm tháng 7 cũng tương tự như những dịp cúng bái khác trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều điểm khác biệt khi thờ cúng trong tháng 7 âm lịch mà gia chủ cần lưu ý để cúng bái đúng cách và thành kính nhất.

  • Khi thắp hương, mâm lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên sẽ được thực hiện trong nhà; mâm cúng chúng sinh (cúng Cô Hồn) sẽ được đặt ở ngoài trời tránh hướng cửa chính của ngôi nhà.

  • Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ rồi mới đến mâm cúng thần linh và gia tiên.

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gìMân cúng đồ chay thắp hương rằm tháng 7

>> Xem ngay: Nguyên tắc đặt bàn thờ phật và gia tiên “Bất di, bất dịch”

 

  • Người thực hiện nghi lễ thờ cúng phải ăn mặc quần áo, tóc tai chỉnh tề để thể hiện nhằm bày tỏ sự kính trọng, nghiêm túc.

  • Khi cúng bái gia chủ cần phải đọc đúng bài khấn thắp hương rằm tháng 7 cho từng nghi lễ, tránh đọc sai hoặc đọc nhầm khi làm lễ cúng.

  • Đồ vàng mã dâng lên khi thờ cúng, cần phải ghi rõ họ tên người nhận để tránh nhầm lẫn với những vong hồn vất vưởng. Khi hóa vàng gia chủ cũng cần đọc rõ những món đồ hóa đó cho người nhận. 

  • Muối, gạo sau khi cúng xong nên rắc từ trong nhà vung ra ngoài sân, vỉa hè hoặc ra ngoài ngõ. Tuyệt đối, không được rắc ngược lại, vì như vậy sẽ thu hút các vong hồn vất vưởng vào nhà, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ. 

  • Khi cúng bái xong xuôi, nhang đã tàn thì nên cho trẻ con đến “giật cô hồn”, lấy hết bánh kẹo, tiền lẻ,… là rất điều nên làm. Nếu trong quá trình bái cúng chưa xong mà đã có người đến giật đồ ăn, hoa quả bánh trái,… thì tốt nhất gia chủ cũng không nên níu kéo. Vì có nhiều ý kiến cho rằng nếu cố tình lấy lại thì gia đình sẽ gặp vận xui đeo bám. Và đặc biệt, nếu có người đến giật đồ cúng trước khi nhang tàn, thì đó chính là báo hiệu của may mắn, điềm lành cho gia chủ.  

thắp hương rằm tháng 7 cần những gìĐơn giản nhưng đầy đủ lòng thành

Hy vọng qua bài viết trên đây của Đồ Đồng Dung Quang Hà đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và thắp hương rằm tháng 7 cần những gì, cách chuẩn bị đồ lễ cúng sao cho chuẩn phong thủy nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, gia chủ có thể liên hệ với Đồ Đồng Dung Quang Hà bằng cách để lại bình luận ở phía dưới bài viết. 

 

Đừng quên tại Đồ Đồng Dung Quang Hà chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng như bát hương đồng, đỉnh đồng, ngai chén thờ, chân nến, đèn đồng, hạc thờ, .. hay những sản phẩm khác như tranh đồng, tượng Phật bằng đồng, chuông đồng, trống đồng,.. với đầy đủ hình dáng, kích thước mẫu mã cho khách hàng lựa chọn. Rất hân hạnh có thể đồng hành và phục vụ quý khách hàng. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong các chủ đề thú vị tiếp theo. 


 

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> 15+ mẫu đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên



 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: https://dongmynghe.com.vn

    • Email: ducdongqh@gmail.com

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!