663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu các loại trống đồng phổ biến hiện nay

Các loại trống đồng phổ biến hiện nay gồm trống đồng Đông Sơn và trống đồng Ngọc Lũ. Cả hai vật phẩm này đều thuộc nền văn hoá Đông Sơn và được ghi nhận là bảo vật Quốc gia cấp 1. Hai loại trống này vì sao cùng thuộc một nền văn minh nhưng lại có tên gọi khác nhau? Nguồn gốc như thế nào? Cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Trống đồng Đông Sơn

Nguồn gốc

Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng đặc trưng của nền văn hoá Đông Sơn và văn minh sông Hồng của người Việt cổ. Nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn là vùng đất Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Vật phẩm này tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 TCN đến thế kỷ 6 sau công nguyên.

Người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau từ đó gây dựng nên văn hóa đồng thau bậc nhất Đông Nam Á. Những sản phẩm trống đồng là minh chứng tiêu biểu của thời kỳ hưng thịnh đó.

Sau gần một thế kỷ qua, kể từ khi phát hiện về văn hoá Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa hoa văn…Tuy nhiên, tất cả những chức năng, cách thức sử dụng của trống đồng vẫn chưa thực sự có sự động nhất về quan điểm. Nhiều ý kiến cho rằng, trống đồng chỉ là một loại nhạc cũ, có quan điểm khác lại khẳng định đây là vật phẩm tượng trưng cho quyền lực. 

Trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn

Hoa văn

Hình dáng: trống đồng Đông Sơn có hình trụ đứng, thân thon, đế choãi rộng. Trống có 2 gờ khuôn đúc chạy dọc từ tang xuống đáy trống. Có 4 bộ quai hình cánh cung, xẻ rãnh chính giữa và trang trí hoa văn. Trên mặt, tang và thân trống đều có các đường gờ chia trống thành những vành hoa văn lớn nhỏ khác nhau. Mỗi vòng lại được trang trí những họa tiết hoa văn độc đáo, bắt mắt.

Mặt trống: Mặt trống phẳng, loe rộng hơn tang trống. Ở vị trí trung tâm đắp nổi hình ảnh ngôi sao 10 cánh tượng trưng cho mặt trời. Xen kẽ giữa các tia sáng là hoa văn chữ V. Xung quanh ngôi sao là 8 vành hoa văn đồng tâm được trang trí như sau:

  • Vành 1: hoa văn gạch đứt

  • Vành 2: hoa văn đường tròn tiếp tuyến

  • Vành 3: hoa văn răng cưa

  • Vành 4: hoa văn hình thoi

  • Vành 5: hoa văn đầu chim công

  • Vành 6: hoa văn chim hạc bay ngược chiều kim đồng hồ

  • Vành 7: hoa văn đường tròn tiếp tuyến

  • Vành 8: hoa văn hình răng cưa

Tang trống: phìn hơn so với mặt trống, được trang trí 4 vành lần lượt gồm hoa văn răng cưa, hoa văn đường tròn tiếp tuyến, hoa văn hình răng cưa và 6 chiếc thuyền chở người đội mũ lông chim. 4 góc quai trống khắc hoạ hình ảnh 4 con cò đối xứng nhau, 2 con đang hướng mỏ lên, 2 còn đang hướng mỏ xuống.

Thân trống: thon dần từ trên xuống dưới, trang trí nhiều hoa văn độc đáo như hình thoi, người đội mũ lông chim, hoa văn răng cưa…

Đế trống: loe rộng tạo thế đứng vững vàng, không trang trí hoa văn mà để trơn.

Hoa văn

Hoa văn

Trống đồng Ngọc Lũ

Nguồn gốc

Năm 1903, người ta tìm thấy một chiếc trống lớn tại chùa Đọi thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống được một cụ già tìm thấy khi đi đắp đê sông Hồng và được đưa về đặt ở chùa làng. Từ đó, chiếc trống Ngọc Lũ trở thành bảo vật Quốc gia, là một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nổi tiếng thế giới.

Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống sơ khai của trống đồng Đông Sơn. Vật phẩm này mang vẻ đẹp tinh xảo, hình dáng cân đối, đẹp nhất trong những trống đồng Đông Sơn đã khai quật được. Trống đồng Ngọc Lũ vừa là một loại nhạc cụ, vừa thể hiện quyền lực của các thủ lĩnh Đông Sơn thời kỳ Việt cổ.

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ

Hoa văn

Mặt trống: đồng Ngọc Lũ tiêu biểu với hình ảnh ngôi sao ở chính giữa có 14 tia sáng, giữa các tia sáng trang trí hoạ tiết lông đuôi chim công. Xung quanh có 16 vành hoa văn, phân cách giữa các vành là đường gờ nổi.

  • Vành số 1, 5, 11, 16  được trang trí hoa văn chấm nhỏ

  • Vành số 2, 4, 7, 9, 13, 14 được trang trí hoa văn vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến.

  • Vành số 3 trang trí hoa văn chữ N gấp khúc nối tiếp

  • Vành 6 trang trí người nhảy múa, người giã gạo, cảnh đánh trống…được chia thành 5 nhóm: nhóm 1 trang trí người nhảy múa, từ trái sang phải có 6 - 7 người, nhóm 2 trang trí người búi tóc trong tư thế hành lễ với hình cầu mùa mái vòm, nhóm 3 là đôi trai gái giã gạo, nhóm 4 là nhà mái cong trên nóc có một đôi chim đuôi dài đậu, nhóm 5 là cảnh đáng trống.

  • Vành 8 có 2 nhóm hươu, tổng cộng 20 con, mỗi nhóm gồm 10 con đực cái xen kẽ nhau. Nhóm 14 chim hạc chia thành nhóm 6 con và 8 con, hướng ngược kim đồng hồ.

  • Vành số 10 có 36 con chim, trong đó có 18 con đậu và 18 con bay ngược hướng kim đồng hồ.

  • Vành số 12 và 15 trang trí hoạ tiết răng cưa.

Tang trống: có 10 vành hoa văn. Trong đó vàng số 1, 6, 8, 10 trang trí vòng tròn chấm nhỏ. Vành 2, 5 là hoa văn răng cưa. Vành 3, 4 xuất hiện hoạ tiết vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến song song. Vành 7 là hoa văn người đua thuyền đội mũ lông chim.

Đế trống: không trang trí hoạ tiết. Trống có 4 quai dẹt, trang trí hoạ tiết bông lúa.

>> Xem thêm: Khám Phá Ý Nghĩa Trống Đồng Ngọc Lũ Bảo Vật Quốc Gia

Hoa văn

Hoa văn

Với những thông tin chi tiết về các loại trống đồng trên đây, đồ đồng Dung Quang Hà hi vọng bạn đã có thể phân biệt được trống đồng Đông Sơn và trống đồng Ngọc Lũ cũng như có thêm nhiều kiến thức về văn hoá dân tộc.