Thông thường việc thờ cúng Ông Thần Tài và Ông Địa thường đi liền với nhau và thường được thờ chung trên một bàn thờ. Vì vậy mà trên bàn thờ Thần Tài, bên cạnh các món đồ thờ cúng thì chắc hẳn không thể thiếu được bức tượng Ông Thần Tài và Ông Địa. Tuy nhiên đối với nhiều người chưa có kinh nghiệm trong thờ cúng Thần Tài thì việc tìm cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài sao cho hợp lý không phải là điều dễ dàng. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu rõ hơn về cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài nhé!
Ông Địa, Ông Thần Tài là ai?
Thần Tài và Thổ Địa là 2 vị thần vô cùng gần gũi trong văn hóa Á Đông. Ở mỗi nước, mỗi vùng vùng miền thì lại có những hình ảnh khác nhau để thể hiện 2 vị thần này. Tuy nhiên nhìn chung, tượng Ông Thổ Địa thường được thể hiện dưới hình dáng bụng tròn trịa và ngồi khoanh chân hoặc ngồi bắt chéo chân. Còn tượng ông Thần Tài thường được thể hiện dưới hình ảnh một ông lão tay cầm ngọc như ý tượng trưng cho vạn sự luôn như ý, phát tài phát lộc.
Thổ Địa: Vị thần chuyên cai quản đất đai:
Ông bà ta từ xưa vẫn thường có câu: “đất có thổ công, sông có hà bá”. Thổ Công ở đây chính là đang nói đến Ông Thổ Địa, một vị thần chuyên cai quản đất đai, trạch thổ. Ông bà ta tin rằng gia đình nào khi sống ở đâu thì ở đó sẽ có những vị Thổ Địa riêng chuyên cai quản vùng đất đó.
Tượng Thổ Địa hun giả cổ
Thần Thổ Địa sẽ là người vừa cai quản các công việc trên đất như xây dựng, đào ao, làm vườn… đồng thời cũng là người đứng ra bảo vệ cho mảnh đất đó khỏi bị quấy nhiễu phá phách, phù hộ cho gia đình được buôn may bán đắt, công việc hanh thông, thuận lợi.
Thần Tài: Vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc
Thần Tài là vị Thần chuyên cai quản chuyện tiền bạc và của cải, người sẽ đem đến và ban phát tài lộc cho mọi nhà, mọi người. Thông thường, trước khi tiến hành làm một việc gì đó, nhiều người thường có thói quen cầu Thần Tài với mong muốn người sẽ phù hộ cho công việc được suôn sẻ, tài lộc hanh thông.
Tượng Thần Tài hun giả cổ
>> Xem ngay: Sự khác nhau giữa Phật Di Lặc và Thần Tài là gì?
Thần Tài và Thổ Địa được xem là cặp đôi sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống. Người dân tin rằng, bàn thờ Thần Tài càng được chăm chút thì chuyện kinh doanh, buôn bán sẽ càng trở nên thuận lợi và thu được nhiều lợi lộc. Gia đình nào có bàn thờ Thần Tài thì cũng sẽ thường có cuộc sống sung túc, no ấm và thịnh vượng hơn những gia đình khác.
Cách đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa trong nhà đúng chuẩn
Từ bao đời nay, bàn thờ Thần Tài luôn được đặt ở vị trí dưới mặt đất chứ không phải đặt ở trên cao, ít người qua lại như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ phải được đặt ở những vị trí sạch sẽ, ổn định thì thần linh mới yên ổn để phù trợ. Phía sau bàn thờ Thần Tài phải là chỗ dựa vững chắc.
Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài ở các vị trí gần với thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp,...Đây là những nơi ô uế, nhiều tà khí sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự linh thiêng nơi thờ phụng. Mặt khác, chúng ta cũng không nên đặt ông thần tài, ông địa ở góc khuất, như vậy sẽ khiến vượng khí và tài lộc sẽ không thể vào nhà.
Bàn thờ Thần Tài
>> Xem ngay: Cách sắm lễ cúng và bài văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới
Vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài là vị trí dựa lưng vào vách tường gần lối vào chính của không gian sinh hoạt, buôn bán như thế thì Thần Tài sẽ có thể quan sát hết được những người ra vào. Ngoài ra, gia chủ cũng nên để ý tới hướng của vượng khí vào nhà hoặc dựa vào những vị trí hợp mệnh với gia chủ để có thể tìm được vị trí thích hợp nhất đặt bàn thờ.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh những vị trí quá sát cửa ra vào hay cửa sổ sẽ khiến vượng khí lưu động không tốt. Trên vách tường sau bàn thờ cũng không được có lỗ khoan, cửa sổ…. để tránh thất thoát hết tiền bạc, tài lộc ra ngoài.
Cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài trên bàn thờ chính xác nhất
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là nơi có ảnh hưởng trực tiếp tới con đường tài lộc của gia đình cũng như vấn đề làm ăn buôn bán vì vậy mà cách bố trí bàn thờ Thần Tài sao cho đúng là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là cách bố trí Ông Địa, ông Thần Tài.
Tượng Ông Địa và Thần Tài tuy được đặt chung vào một bàn thờ nhưng vị trí của mỗi vị trên bàn thờ lại không thể hoán đổi được cho nhau vì vậy mà gia chủ bắt buộc phải biết cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài sao cho đúng thì mới có thể phát huy hiệu nghiệm.
Cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài chuẩn
>> Xem ngay: Nơi bán tượng Ông địa Thần Tài uy tín, chất lượng, giá tốt
Tượng Ông Địa và Thần Tài thường được đặt ở vị trí trong cùng của bàn thờ Thần Tài và được đặt ở 2 bên so với bài vị. Về cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài, nếu đúng phong thủy thì gia chủ cần phải bố trí tượng Ông Địa ở phía bên phải và tượng Ông Thần Tài ở phía bên trái theo hướng nhìn từ chính diện. Ngoài ra khi đặt tượng, gia chủ cần đặt ngay ngắn và có khoảng cách vừa phải, không được đặt tượng quá gần nhau nhưng cũng không được đặt xa nhau quá.
Cách bố trí các vật phẩm thờ cúng khác trên bàn thờ Thần Tài
Bên cạnh tượng Ông Địa, Thần Tài thì trên bàn thờ Thần Tài còn được trang trí các vật dụng thờ cúng khác như lọ hoa, chén nước,....Vì vậy mà gia chủ không chỉ cần biết cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài mà còn cần phải biết cách bố trí đồ thờ cúng sao cho hợp lý và ngăn nắp nhất. Dưới đây là sơ đồ bố trí các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài mà gia chủ có thể tham khảo:
Sơ đồ bố trí bàn thờ Thần Tài - Ông Thổ Địa
- Bài vị: Bài vị được đặt ở phía trong cùng trên bàn thờ Thần Tài. Trên bài vị thường được khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo”.
- Bát hương: Bát hương luôn được đặt ở giữa bàn thờ Thần Tài và phải luôn được giữ sạch sẽ và được đặt cố định.
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước: 3 hũ gạo, muối, nước thường được đặt ở giữa hai ông Thần Tài và Thổ Địa. Thông thường, 3 hũ này có thể để thờ từ đầu năm đến cuối năm rồi mới nên thay mới.
Bộ 3 đài thờ đựng gạo, muối, nước
- Lọ hoa tươi: Lọ hoa tươi thường được đặt ở bên phải bàn thờ. Khi thờ, gia chủ có thể chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,... để thờ cúng.
- Đĩa hoa quả: Bên trái của bàn thờ thường sẽ đặt một đĩa trái cây ngũ quả. Khi thờ, gia chủ nên bày đĩa trái cây có đủ màu sắc, tránh chọn những loại quả có gai nhọn.
- Ngai chén thờ: Với 5 chén nước thờ Thần Tài, gia chủ có thể xếp theo hình chữ thập hoặc chữ nhất và được đặt ngay trước bát hương.
- Cóc ngậm tiền bằng đồng: Cóc ngậm tiền thường được đặt trên bàn thờ Thần Tài với ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Ông Cóc thường được đặt ở bên trái bàn thờ khi nhìn từ ngoài vào. Đồng thời tránh đặt tượng cóc đối diện với cửa ra vào mà nên đặt chéo, chếch đi.
- Tô sứ nông đựng đầy nước cùng cánh hoa tươi: Đây là vật sẽ giúp cho Minh Đường Tụ Thủy để giữ tiền bạc khỏi trôi đi và thường được đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.
- Phật Di Lặc bằng đồng: Phật Di Lặc sẽ là vị thần quản lý cũng như ngăn chặn các hành vi sai trái của các vị thần.Gia chủ có thể đặt tượng Di Lặc ở bên ngoài bàn thờ hoặc ở phía trên nóc bàn thờ đều được.
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà về cách bố trí ông Địa, ông Thần Tài nói riêng cũng như cách bố trí bàn thờ Thần Tài nói chung. Hy vọng với những chia sẻ trên, quý gia chủ sẽ có thể tự mình bày trí bàn thờ Thần Tài sao cho đón được nhiều tài, nhiều lộc nhất!
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> Xem ngay: Trọn bộ các mẫu bàn thờ Thần Tài và tượng Thần Tài - Thổ Địa đẹp mắt, sang trọng được ưa chuộng nhất hiện nay
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-