663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Cửu đỉnh triều Nguyễn - Phần 1: Một vài nét về nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo

I. Giới thiệu

Chín chiếc đỉnh đồng được đặt trước sân Thế Miếu, trong quần thể Hoàng thành Huế từ lâu đã là đối tượng được chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước. Từ năm 1914 đã có nhiều bài nghiên cứu về chín chiếc đỉnh này từ những nhà nghiên cứu nước ngoài. Tại thời điểm đó, những nội dung nghiên cứu trên là rất có giá trị. Từ đó về sau, mọi vấn đề về Cửu đỉnh nhà Nguyễn được xem như đã được tổng kết. Nhưng thực ra những luận điểm ấy chỉ là những giả thiết, chưa được chứng minh một cách cụ thể. Suốt từ năm 1914 đến năm 1945, việc trực tiếp nghiên cứu bộ Cửu đỉnh còn gặp nhiều khó khăn do vị trí đỉnh đặt ở sân Thế Miếu, chốn thâm nghiêm thờ các vị vua nhà Nguyễn, và triều đình Huế trên danh nghĩa vẫn đang là một “Nhà nước trung ương”, nên chỉ rất ít học giả người Pháp mới có thể tiếp cận trực tiếp được với hiện vật. Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước thống nhất, Cửu đỉnh mới trở thành di vật nghệ thuật – lịch sử cho mọi người tham quan và nghiên cứu. Năm 1974, tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương, R.P.Bernuouin đã công bố một luận văn về những hoa văn chạm nổi trên Cửu đỉnh. Trong tác phẩm đó, tác giả đã nêu ngắn gọn lịch sử và ý nghĩa của Cửu đỉnh, sau đó hệ thống hóa lại bằng hình ảnh tất cả các hoa văn được chạm trên Cửu đỉnh. Từ đó, nhiều người đã cho rằng Cửu đỉnh được nghiên cứu đầy đủ rồi.

Tuy nhiên, khi quan sát Cửu đỉnh ta vần thấy có nhiều khoảng trống mà tài liệu đó chưa đề cập tới. Chỉ là những số đo cụ thể tưởng chừng rất đơn giản, nhưng sau khi hệ thống hóa lại mang đến những nhận xét khá thú vị. Và nếu nghiên cứu tỉ mỉ cả bên trong lẫn bên ngoài từng chiếc đỉnh thì lại gợi ra một hướng tìm tòi khác về kỹ nghệ sản xuất.

II. Nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo

Khác hẳn với những chiếc vạc đồng của các chúa Nguyễn để lại, và cũng khác với đỉnh do các sử gia ghi lại mà vua Minh Mạng đã nói đó chỉ là vạc dùng để nấu ăn rồi truyền lệnh cho Nội các và bộ Công đúc theo đúng mẫu mới định, để tạo ra những báu vật quốc gia đứng cao sừng sững, to lớn, nặng vững, không có chút nứt nẻ nào, thật đặc sắc về cả mỹ thuật và kỹ thuật.

1. Hình dáng, kích thước và nghệ thuật trang trí

Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, miệng loe, cổ thắt, trên miệng có hai quai dạng chữ U úp, dưới bầu có 3 chân. Ở bên phải cổ đỉnh có ghi năm đúc là “Minh Mạng thập lục niêm Ất Mùi” (năm 1835), bên trái ghi trọng lượng của mỗi đỉnh (từ 3201 đến 4307 cân ta). Dưới đây là bảng số liệu kích thước và trọng lượng cụ thể của 9 đỉnh.

Tên đỉnh

Cao

Nhân

Chương

Anh

Nghị

Thuần

Tuyên

Dụ

Huyền

Cao toàn bộ

2,5

2,31

2,27

2,25

2,31

2,325

2,45

2,337

2,31

Cao đến miệng

2,02

1,84

1,86

1,83

1,90

1,90

1,91

1,91

1,90

Chân cao

1,05

0,87

0,95

0,94

0,89

0,85

0,93

0,96

0,95

Quai cao

0,48

0,42

0,41

0,42

0,41

0,425

0,54

0,427

0,41

Chu vi thân bàu

5,07

5,04

5,035

5,055

5,08

5,047

5,06

5,10

5,05

Chu vi cổ

3.01

3.19

3,51

3,54

3,53

3,52

3,52

3,61

3,57

Chu vi miệng

4,275

4,285

4,245

4,28

4,28

4,26

4,28

4,325

4,43

Đường kính miệng

1,38

1,365

1,35

1,37

1,37

1,365

1,37

1,38

1,41

Quai rộng

0,48

0,56

0,50

0,51

0,54

0,51

0,61

0,44

 

Trọng lượng (cân)

4307

4160

3472

4261

4206

3229

3421

3341

3201

Trọng lượng (kg)

2601,4

2512,6

2097

2595,7

2595,7

1950,3

2066,3

2017,9

1935

(theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tuy mỗi chiếc đỉnh không quá nặng nhưng kỹ thuật đúc khá phức tạp. Khi đúc đỉnh, người ta muốn đúc được 9 chiếc đỉnh cao và nặng như nhau, nhưng thực tế đỉnh được đúc thủ công và mỗi đỉnh lại do những nhóm thợ khác nhau thực hiện nên kích thước và trọng lượng có nhiều sai khác. Tuy nhiên phải thật tinh ý thì mới có thể nhận ra được những khác biệt đó. Nhìn chung chính đỉnh vẫn có sự thống nhất về mặt tổng thể, thống nhất mà không phải đồng nhất, tất cả đều bề thế, cao to, vững vàng.

Trong tổng thể thống nhất, hài hòa ấy, mỗi đỉnh lại có sự đổi mới, khác biệt ở các chi tiết, hoa văn. Cũng là quai đỉnh có dạng chữ U úp, ở các đỉnh Cao, Nhân, Dụ và Huyền thì vuông góc, còn ở các đỉnh còn lại thì uốn cong. Mặt quai thì mỗi đỉnh mỗi khác: cong vỏ măng, cong lòng máng, bện thừng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Cổ đỉnh Cao, Du thì để thẳng còn các đỉnh khác lại có dạng lòng máng. Vành miệng các đỉnh Thuần, Dụ, Huyền đều cong vỏ măng, ở các đỉnh còn lại thì thẳng đứng và có gờ vuông. Vai đỉnh thì một số có gờ đơn, gờ kép, nhưng một lại để trơn. Phía dưới đáy bầu đỉnh hầu hết có dạng giống một phần khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng hoặc hơi lồi lên. Chân của Dụ đỉnh có dáng thẳng, còn ở các đỉnh khác đều hơi cong dạng chân quỳ. Hoa văn trang trí phía trước mỗi đỉnh khác nhau, các họa tiết tể hiện sự giàu đẹp của mọi miền của Tổ quốc, từ các hình núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền đến các hình thể hiện quan niệm về vũ trụ và thiên nhiên…

Bên cạnh vẻ đẹp về hình dáng, các mảng hoa văn chạm trên bầu của đỉnh đều rất độc đáo, mang tính nghệ thuật cao. Mỗi bầu đỉnh được chia thành ba tầng, mỗi tầng chạm sáu hình khác nhau, các hoa văn ở các tầng được đặt so le nhau tạo nét hài hòa cho đỉnh. Như vậy, mỗi đỉnh có 18 mảng hoa văn trăng trí, trong đó ở tầng giữa mặt trước của đỉnh được khắc tên đỉnh từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức, bố cục chặt chẽ giống như một bức tranh chữ.

Các hoa văn trang trí trên đỉnh được bố cục một cách hợp lý. Tầng giữa là tầng được tập trung những hình quan trọng nhất: tên đỉnh được lấy làm nội dung trang trí chính, đối lại ở mặt sau đỉnh là các mô hình thể hiện những quan niệm về vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên thần bí và mạnh mẽ, hai bên đỉnh là các hình núi non hùng vĩ, trập trùng và biển cả mênh mông hay cửa sông rộng lớn, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của đất nước. Tầng trên và tầng dưới không có hình trang trí ở hai phía trước sau mà lại dàn đều sang hai bên mà vẫn mang tính đăng đối. Các họa tiết ở hai tầng này là những cây cối, chim thú, lá cờ, vũ khí…

Từ những hoa văn trang trí trên, Cửu đỉnh thể hiện mong muốn quyền lực của vương triều nhà Nguyễn bao trùm toàn bộ mọi bộ phận lãnh thổ cũng như thiên nhiên của đất nước kể cả vùng trời và biển, kèm theo đó là sức mạnh để bảo vệ chủ quyền sở hữu ấy.

Nghệ sĩ khi thể hiện những họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh đã thoát ra khỏi cái nhìn cố định, không lệ thuộc vào trạng thái tự nhiên của những vật thể và tỷ lệ kích thước của chúng. Vì thế có những vật thể thu nhỏ, nhưng lại có những vật thể thu lại không đáng kể; có hình khái quát, nhưng lại có hình chi tiết, hình nào cũng được rất sinh động với những chi tiết đặc thù, nên dù không đọc tên khắc kèm theo cũng có thể nhận biết được. Với kỹ thuật khắc nổi trên đồng, các họa tiết trên Cửu đỉnh tuy để trang trí, nhưng không lặp lại quy luật trang trí, mà mỗi hình giống như là một tác phẩm điêu khắc độc lập được khắc lên thân đỉnh, tạo ra sự uyển chuyển. Sự đa dạng, tính thống nhất, tinh tế và sự hài hòa của các họa tiết đã thể hiện tư duy của nghệ nhân đúc đồng thời bấy giờ: một tư duy sáng tạo và năng động.

Công ty TNHH Đúc đồng Mỹ nghệ Quang Hà

Địa chỉ: B1 lô 9, đường Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Đường 57A, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Điện thoại: 0987 387 487 - 0944 448 544
Email: ducdongquangha@gmail.com