663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Cúng Ông Công Ông Táo Cần Những Gì? Chuẩn Bị Ra Sao?

Cúng Ông Công Ông Táo là một trong những nghi thức quan trọng trong dịp Tết cổ truyền của nước ta. Vào ngày này, các gia đình đều nô nức soạn sửa đồ thờ cúng, chuẩn bị mâm cúng để tiễn Ông Công, Ông Táo về trời. Vậy cúng Ông Công Ông Táo cần những gì, chuẩn bị ra sao? Nên cúng Ông Công, Ông Táo từ ngày nào mới tốt? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Đồ Đồng Dung Quang Hà xin chia sẻ đến quý gia chủ bài viết dưới đây để mâm cúng Ông Công, Ông Táo được chuẩn bị đầy đủ nhất! 

Tục lệ thờ cúng Ông Công Ông Táo ngày cuối năm

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) là người chuyên cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Đây là những vị thần sẽ cai quản mọi việc trong nhà, giữ yên bình và đảm bảo mọi may mắn, hạnh phúc cho gia đình. 

Hàng ngày, ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc tốt - xấu của gia chủ. Và đến ngày 23 tháng chạp mỗi năm, các Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm vừa qua. Và thời điểm giao thừa sẽ là lúc táo trở về để tiếp tục chuẩn bị cho công việc của năm tiếp theo.

cúng ông công ông táo cần những gì

Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì để đủ đầy? 

 

>> Xem ngay: Thắp hương ông Công ông Táo đúng để cầu tài lộc bình an

 

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (tức ngày 23 tháng 12 âm lịch), các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời để thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ lên tổ tiên, các vị thần linh. Đồng thời, đây cũng là dịp để gửi gắm những nguyện vọng, tâm tư của gia đình trong năm qua đến các táo với mong muốn Táo quân sẽ thưa với Ngọc Hoàng những việc tốt, và “nói giảm nói tránh” những việc chưa tốt của mình trong năm vừa qua.  

Dịp 23 tháng chạp cũng là dịp để con cháu và những người thân yêu có thể quây quần, sum vầy bên nhau. Cũng bởi vậy mà từ năm này qua năm khác, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cũng dần đi vào đời sống tín ngưỡng và trở thành tục lệ quen thuộc vào những ngày cận tết cổ truyền của người Việt.

Cúng Ông Công Ông Táo cần những gì trên bàn thờ?

Vào những dịp cận cuối năm, không ít gia đình tỏ ra băn khoăn khi không biết cúng ông Công ông Táo cần những gì và cần chuẩn bị gì mới được gọi là đủ đầy và tươm tất. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi lại có cách chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo khác nhau tuy nhiên thông thường, lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ cần chuẩn bị mâm cúng với các vật phẩm sau đây:  

Bộ ông Công, ông Táo và bộ tiền vàng

- Bộ Ông Công, Ông Táo: 

Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng chạp truyền thống đó chính là bộ ông Công, Ông Táo. Thông thường, bộ ông Công, ông Táo đầy đủ sẽ gồm có: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) sẽ có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn còn mũ dành cho Táo bà thường sẽ không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này sẽ được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến. Màu sắc của mũ và áo ông Công ông Táo cũng sẽ được thay đổi hàng năm dựa theo ngũ hành của năm đó.

cúng ông công ông táo cần những gì

Bộ cúng ông Công, ông Táo

 

>> Xem ngay: Nên tỉa và hóa chân hương trước hay sau khi cúng Ông Táo?

 

- Cá chép: 

Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện di chuyển để giúp các táo lên chầu trời. Vì vậy mà đồ cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu cá chép. Gia chủ có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Thường ở miền Bắc, các gia đình sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, còn miền Nam thì lại sử dụng cá chép giấy nhiều hơn.

Bên cạnh bộ ông Công, ông Táo, cá chép thì lễ cúng ông Công, ông Táo còn cần có một chiếc áo, một đôi hia bằng giấy. Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị cả tiền vàng để hóa vàng. Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Bên cạnh các lễ vật trên thì cúng ông Công ông Táo cần những gì thêm? Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng thì khi chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo, gia chủ còn cần làm thêm cỗ mặn để tiến Táo Quân. Mâm cỗ cúng không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự chỉn chu, trang trọng nhất có thể. Một mâm cỗ mặn cúng ông Công, ông Táo đầy đủ thường bao gồm những đồ sau:

- 1 đĩa thịt lợn luộc hoặc đĩa gà luộc nguyên con

- 1 đĩa rau xào

- 1 bát canh măng hoặc bát canh mọc

- 1 đĩa xôi gấc hoặc đĩa bánh chưng

- 1 đĩa giò

- 1 đĩa hành muối

- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

cúng ông công ông táo cần những gì

Cúng ông Công ông Táo cần những gì trên mâm cúng? 

 

>> Xem ngay: 10 loại hoa quả thắp hương ngày tết cầu May mắn, Tài lộc 

 

Ngày nay, trên thực tế, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống. Các gia đình có thể tùy chỉnh món ăn trong mâm cúng theo văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được.

Nên cúng Ông Công Ông Táo từ ngày nào? 

Bên cạnh những băn khoăn về việc cúng ông Công ông Táo cần những gì thì thời gian thực hiện nghi lễ cúng ông Công, ông Táo cũng là thắc mắc của nhiều người. 

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công, ông Táo không bắt buộc phải thực hiện vào đúng ngày 23 nhưng cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Gia chủ có thể tiến hành cúng ông Công, ông Táo từ ngày 21 tháng chạp và không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp nếu không các Táo sẽ không thể lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.

cúng ông công ông táo cần những gì

Bày biện lễ cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ

 

>> Xem ngay: Thắp hương Ông Công Ông Táo ở đâu vào giờ nào, ngày nào?

 

Sau khi bày lễ cúng, thắp hương và đọc văn khấn xong, gia chủ đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, sau đó tiến hành tạ lễ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để cá chép chở ông Táo lên chầu Trời.

Một số lưu ý khi làm lễ cúng Ông Công Ông Táo

Việc chuẩn bị đồ cúng và mâm cúng ông Công, ông Táo đầy đủ thôi là chưa đủ. Để nghi thức cúng ông Công, ông Táo được trọn vẹn nhất, khi làm lễ, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Trước khi thực hiện lễ cúng cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ, đồ thờ cần được rửa sạch, bày biện đồ cúng ngay ngắn, thay nước trong cốc cẩn thận. 

- Không được đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp: Nhiều người quan niệm, vì ông Công, ông Táo là những vị thần chuyên cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc nên nhiều gia đình đã đặt mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ở dưới bếp. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và không phù hợp với phong tục, quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Táo Quân cũng là các vị Thần vì vậy mà phải được cúng trên bàn thờ chính trong nhà chứ không phải ở dưới bếp.

- Khi thực hiện nghi lễ thờ cúng phải để lửa trong bếp cháy rực, mâm cỗ đề huề, có như vậy gia chủ mới có được ấm no, sung túc. 

cúng ông công ông táo cần những gì

Thả cá chép ngày 23 tháng chạp

- Đặt 1 cốc gạo và cắm 3 nén hương bên cạnh khu vực bếp trong gia đình. 

- Gia chủ nên mang lễ vật cúng (tiền vàng, áo mũ, hài) đi hóa và mang cá chép đi thả sau khi nửa tuần hương đã cháy hết. 

- Khi cúng, gia chủ không nên cầu xin sự phú quý hay sung túc cho gia đình mà chỉ nên xin Táo bẩm báo điều tốt, giảm bớt nói điều không hay lên Ngọc Hoàng. 

- Không nên thả cá chép ở trên cao xuống: Khi phóng sinh cá chép, nhiều người thường bọc cá trong túi nilon hoặc đứng trên cao (ví dụ cầu) thả cá xuống sông. Tuy nhiên chúng ta không nên làm như vậy vì hành động này bị xem là mạo phạm và làm mất đi ý nghĩa tâm linh của tập tục này.

 

Trên đây là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà xung quanh vấn đề cúng ông Công ông Táo cần những gì và thời gian cúng ông Táo thích hợp nhất. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến ngày lễ ông Công, ông Táo, hỵ vọng những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo được trọn vẹn và tươm tất nhất! 

 

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> Trọn bộ những món đồ thờ cúng đầy đủ cho bàn thờ thêm phần trọn vẹn ngày Tết

 

 

 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: https://dongmynghe.com.vn

    • Email: ducdongqh@gmail.com

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!