663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0967.23.7777
Danh mục sản phẩm

"Đạo" thờ cúng tổ tiên

Người Việt Nam ngoài theo các tôn giáo riêng còn thờ cúng ông bà, tổ tiên. Không có tài liệu nào từ xưa đến nay ghi chép rõ ràng về thời điểm xuất hiện tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên theo nhiều giả thuyết của các nhà nghiên cứu lịch sử thì có thể tín ngưỡng này xuất hiện cùng với tín ngưỡng thờ cúng thần linh từ thời các Vua Hùng tạo dựng đất nước.

Cây có gốc, nước có nguồn. Là người con hiếu thảo phải biết ghi nhớ công ơn đấng sinh thành. Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà, tổ tiên – tức là nhớ đến nguồn gốc của mình. Khi cha mẹ, ông bà còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, lúc cha mẹ, ông bà đã qua đời thì lo việc thờ cúng để bày tỏ lòng thành kính biết ơn.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được gọi là “đạo” thờ cúng tổ tiên nhưng không đúng nghĩa là một “đạo” vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo điều… Đây chỉ là chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc mà thôi.

Qua việc thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam tin là sau khi chết đi chỉ thể xác tiêu tán còn linh hồn là bất diệt và giữa người sống với người chết luôn luôn có một mối liên hệ mật thiết. Sự thờ cúng là một cách để giữ gìn mối liên hệ này.

Cha mẹ, ông bà sau khi qua đời thường được chôn cất gần nhà. Ban thờ được coi là ngôi nhà của linh hồn của họ. Phong tục truyền thống của Việt Nam cho rằng “Dương sao Âm vậy”, người sống cần gì, thì người chết sống cũng cần như vậy. Vì tin như vậy cho nên việc thờ cúng là chuyện cần thiết. Người ta sợ tội bất hiếu cho nên người sống thường suy tính kỹ lưỡng xem như lúc cha mẹ, ông bà còn sống thì có ủng hộ dự tính, công việc của mình hay không? Những biến cố quan trọng của gia đình, gia trưởng phải có lễ cáo gia tiên để xin ông bà tổ tiên chứng giám, phù hộ.

Trong nhà, bàn thờ tổ tiên thường được kê ngay ở chính giữa nhà. Đồ thờ cúng trên bàn thờ cũng được trang trí tùy theo mỗi gia đình. Thường thì có bát hương, lọ hoa, bài vị, đèn nến, mâm bồng…sang hơn thì bày thêm đỉnh đồng (hoặc lư hương), đôi hạc, chân nến, bảo lộ, hoành phi câu đối, y môn…

Ngày giỗ: Là ngày tưởng niệm người chết đã qua đời – còn gọi là kỵ nhật. Con cháu dù bận rộn đến đâu cũng phải nhớ ngày này để làm lễ cúng giỗ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có nhiều tôn giáo chỉ làm lễ tưởng niệm ngày chết, làm giỗ nhưng không cúng bái theo phong tục thờ cúng tổ tiên.

Vào ngày giỗ, tùy hoàn cảnh gia đình mà làm cỗ bàn to hay nhỏ đề mời người thân bạn bè đến tham dự. Hoặc cũng tùy theo mối liên hệ giữa người sống với người chết mà làm giỗ to hay nhỏ, cha mẹ, ông bà thì giỗ to; chú bác, họ hàng xa, tổ tiên nhiều đời trước chỉ cúng đơn sơ.

Ngày giỗ một năm sau khi người chết qua đời được gọi là giõ đầu. Vào ngày này, con cháu nhiều khi mặc lại đồ tang như chính ngày có tang. Nhà nào có điều kiện thì mời cả phường bát âm, phường kèn, làm cỗ mời cả họ hàng và bạn bè đến dự.

 

Công ty TNHH Đúc đồng Mỹ nghệ Quang Hà

Địa chỉ: B1 lô 9, đường Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Đường 57A, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Điện thoại: 0987 387 487 - 0944 448 544
Email: ducdongquangha@gmail.com