Mâm cỗ thờ cúng lúc giao thừa và gia tiên ngày Tết của người Việt Nam từ bao đời nay không thể thiếu gà luộc. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn về việc nên đặt gà quay đầu ra ngoài hay quay đầu vào trong thì sẽ mang lại nhiều lộc và tốt cho gia đình trong năm mới.
Theo văn hoá của người Việt, con gà vừa là vật nuôi gần gũi với cuộc sống hàng ngày vừa là con vật được lựa chọn để thờ cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà giống như biểu tượng văn hoá đi cùng với tín ngưỡng thờ cúng thần mặt trời của nông dân trồng lúa nước từ xưa đến nay. Con gà luộc trên mâm lễ thờ cúng đã trở thành phong tục của hầu hết các gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.
Tuy nhiên việc đặt gà thế nào trong mâm lễ thờ cúng ngày Tết được nhiều người quan niệm rằng khi cúng các vị thần linh thì đặt gà quay đầu ra ngoài, còn khi cúng gia tiên thì đặt gà quay đầu vào trong theo tư thế há miệng, chân quỳ, cánh để tự nhiên để chầu gia tiên. Nhưng cũng có khi người ta lại chặt gà ra thành miếng bày trên đĩa đặt lên mâm cỗ cúng.
Theo một số chuyên gia phong thủy, việc đặt gà quay ra hay quay vào không quan trọng, và việc quan niệm gà quay vào hay quay ra để tỏ lòng thành kính với thần linh, tổ tiên là mê tín dị đoan. Từ xa xưa, trong tín ngưỡng thờ cúng, người ta chỉ cần có một miếng thịt trong mâm cỗ cúng đã là đủ. Khi cuộc sống người ta có điều kiện hơn, người ta mới cúng cả con gà.
Tuy nhiên, việc đặt nguyên cả con gà luộc lên đĩa để thể hiện sự trang trọng là không cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể chặt con gà ra rồi bày lên đĩa cho gọn gàng, sạch sẽ là được. Điều quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên chứ không phải chứ không phải là con gà hay mâm cao cỗ đầy.
Còn việc đặt gà quay ra, quay vào hay chặt ra đều được. Chúng ta nên tôn trọng cách mà họ thể hiện cái tâm với thần linh, ông bà, tổ tiên.
Về lễ cúng đêm giao thừa theo tín ngưỡng dân gian là lễ "trừ tịch". Mục đích là để tiễn các ông quan Hành khiển, Hành binh cũ về trời và để đón các ông quan Hành Khiển, Hành binh mới đến nhà mình. Theo quan niệm, cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Và mâm lễ cũng Giao thừa được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì công việc bàn giao diễn ra rất nhanh, các ông quan này chỉ có thể đi ngang qua nhà, ăn vội hoặc mang theo đi, cũng có khi chỉ cần nhìn thấy lòng thành của gia chủ là đủ. Vì vậy, lễ cúng thường được diễn ra ngoài trời, trước cửa nhà.
Mâm lễ thờ cúng đêm giao thừa gồm có: Hương, đèn (nến), trà, nước, hoa tươi, vàng mã
Thông thường, cần có 2 cây đèn hoặc 2 cây nến để tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời.
Nước: Phải là nước trong, nước sạch, hoặc có thể dùng một chút rượu nếp.
Bên cạnh đó, cần có thêm thịt động vật, thường là thịt lợn hoặc thịt gà. Tuy nhiên, trong văn hoá thờ cúng truyền thống của người Việt, người ta thường dùng gà.
Thêm vào đó, có thể đặt vào mâm lễ những đồ thờ cúng khác như: hoa quả, bánh trưng, bánh kẹo, mứt, bia, nước ngọt...
Mâm cỗ thờ cúng gia tiên cũng vậy. Thường thì các gia đình sẽ tiến hành việc này vào buổi sáng ngày mùng 1 Tết. Cũng có nơi, cúng ngay trong đêm 30, họ cũng sắp một mâm cơm để tập hợp các thành viên trong gia đình gọi là lễ đoàn viên. Dù mâm lễ có gì đi chăng nữa thì tất cả đều phải sạch sẽ, tinh khiết, không quan trọng là nhiều hay ít. Tuy nhiên, tiết kiệm vẫn là điều nên làm. Tiền nhân chỉ cần tấm lòng thành của con cháu là đủ, không cần mâm cao, cỗ đầy thì mới được tổ tiên chứng nhận.
Công ty TNHH Đúc đồng Mỹ nghệ Quang Hà
Địa chỉ: B1 lô 9, đường Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Đường 57A, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Điện thoại: 0987 387 487 - 0944 448 544
Email: ducdongquangha@gmail.com