663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Lễ Phật Đản Ngày Nào? Câu Hỏi Quan Tâm Của Nhiều Phật Tử

Cùng trải qua bao năm tháng thăng trầm trong lịch sử, Phật giáo đã ngày một gắn bó, trở thành một phần trong văn hóa tâm linh của người Việt, được nhiều người chọn làm nơi gửi gắm niềm tin, ước nguyện. Lễ Phật Đản được xem là ngày lễ trọng đại lớn nhất trong năm được tổ chức bởi Giáo Hội Phật Giáo. Vậy lễ Phật Đản ngày nào? Lễ Phật Đản có nguồn gốc ý nghĩa như thế nào? Mời quý Phật tử cùng theo dõi bài viết của Đồ đồng Dung Quang Hà để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!


>> Xem ngay các mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp không thể thiếu trong các nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam
 

Lễ Phật Đản ngày nào? Nguồn gốc ý nghĩa ngày đại lễ Phật Đản?

Đại lễ Phật Đản có nguồn gốc từ Ấn Độ được Phật tử khắp nơi trên thế giới đón nhận và được coi là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo.

Lễ Phật Đản hay còn được gọi là Vesak, là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Vị Phật đầu tiên xuất hiện trên trái đất) ra đời. Theo hệ phái Nam Tông, lễ Phật Đản thường diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, còn hệ phái Bắc Tông lấy ngày 15 tháng 4 âm lịch. Tại Việt Nam, đại lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày trăng tròn nhất của tháng 5 dương lịch tức ngày 15/4 âm lịch hàng năm.

lễ phật đản ngày nàoNgày Phật Đản sanh

Ngày nay vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử từ khắp nơi đổ về vinh danh Tam bảo gồm Phật, Pháp và Tăng qua các hình thức như dâng hoa, cúng bái, nghe thuyết giảng hay ăn chay, giữ Ngũ giới, từ bi hành xả, thực hành bố thí, làm việc thiện, trao nhau những món cho những người yếu thế trong xã hội. Chính vì thế, ngày Phật sanh cũng còn có nghĩa là những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, ấm no, cùng nhau chia sẻ niềm vui, xóa tan muộn phiền của mọi người. 

Ngày lễ Phật Đản tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Ở Việt Nam, ngày Phật Đản sanh từ lâu đã trở thành ngày hội lớn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng nhất. Lễ Vesak là ngày quy tụ các bậc tăng ni, phật tử từ khắp mọi miền tổ quốc trở về cùng nhau hòa chung niềm vui cùng khắp mọi người trên thế giới mừng ngày Đức Phật giáng thế. Đây là dịp để khích lệ, phát huy truyền thống văn hóa của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời qua đây cũng thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Lễ Phật Đản ngày nào Đại lễ Phật Đản tại Chùa Tam Chúc - Hà Nam

Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử thường tổ chức các hoạt động trang trọng như diễu hành, lễ tắm Phật, thả đèn hoa đăng, trưng bày đèn lồng, và các buổi thuyết giảng đạo Phật đến chúng sanh.

Trong đó lễ tắm Phật là một trong những nghi thức quan trọng bậc nhất trong ngày này. Theo như kinh sách ghi lại khi hoàng hậu Ma-da sinh thái tử (Đức Phật Thích Ca) có hai dòng nước chư thiên, một ấm một mát, từ trên không rười xuống để tắm cho thái tử và hoàng hậu. Chính vì vậy mà nghi thức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật, đồng thời thể hiện sự thanh lọc trong tâm hồn, tự hướng mình đến những điều an lạc. 

Tăng ni, Phật tử cả nước hướng về đại lễ Phật Đản

Tăng ni, Phật tử cùng hướng về đại lễ Phật Đản

Ngoài ra, trong ngày này mọi người thường thả những ngọn đèn hoa đăng. Mỗi ngọn hoa mang theo một nguyện ước chân thành của các Phật tử thả mình trôi theo dòng nước trong xanh. 

Những việc nên làm và cần tránh trong ngày lễ Phật Đản

Những việc nên làm trong ngày lễ Phật Đản

Vào ngày Đản sanh, các Phật tử cùng nhau ăn chay để giữ cho tâm hồn luôn thanh tịnh, thanh lọc những tạp niệm, hạn chế sát sinh. Ngoài ra, các Phật tử còn thường thực hiện các hoạt động tự phát như thả chim, thả cá phóng sinh, tạo niềm vui và dâng hiến sự sống cho muôn loài nhằm mục đích hướng con người ta tới cái Chân - Thiện - Mỹ, sống tốt đời đẹp đạo.

Phóng sinh trong ngày lễ Phật đản Phóng sinh trong ngày lễ Phật đản

Vệ sinh làng xóm, lau dọn nhà cửa, sân vườn, đặc biệt là khu vực thờ Phật phải sạch đẹp, tươm tất. Các Phật tử có thể dâng hoa, cúng đồ chay, cùng gia đình, bạn bè, người thân thực hiện nghi lễ tắm Phật tại gia.

Các Phật tử có thể nên chùa để phụ giúp nhà chùa làm lễ, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về những việc làm của bản thân để tâm hồn được thanh tịnh, gột rửa những suy nghĩ tạp niệm xấu xa, một lòng hướng về Đức Phật quyền năng.

Trong ngày này, các Phật tử nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ, chia sẻ với những người yếu thế, khó khăn hơn mình. Làm việc thiện không những giúp người mà còn giúp mình, giúp bản thân được thanh thản, nhẹ nhõm, tích đức cho con cháu. 

Mỗi người cũng nên bớt đi trong mình cái tính kiêu căng, đố kỵ, sân si, ích kỷ, sống vị tha và chan hòa hơn với những người xung quanh, cùng nhau hưởng bình an, hạnh phúc. Quý Phật tử có thể trao tay nhau những món quà nhỏ mang ý nghĩa về Phật giáo như những bức tượng đồng, bùa bình an, kinh sách để tâm hồn luôn được thanh tịnh, an lạc, hạnh phúc. 

Lễ Phật Đản Ngày NàoTượng Phật Thích Ca bằng đồng

Những việc cần tránh trong ngày lễ Phật Đản

Đối với những gia đình thờ Phật tại gia 

- Tránh đặt bàn thờ Phật sai hướng, tốt nhất là nên đặt bàn thờ quay ra hướng cửa chính của căn nhà. 

Bàn thờ Phật phải đặt cao hơn bài vị tiên tổ.

Không đặt tượng Phật tại những vị trí thiếu trang trọng lịch sự như phòng ngủ, phòng tắm, hay gần nhà bếp, nhà vệ sinh. 

Phải đảm bảo bàn thờ Phật luôn được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng.

>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm nguyên tắc đặt và trang trí bàn thờ Phật đơn giản tại nhà

Những kiêng kỵ trong việc đi lễ chùa

- Không đi cửa chính vào chùa, nên bước vào từ cửa bên

- Không để trẻ nhỏ chạy loạn, nghịch ngợm sờ mó đồ tế lễ,.. 

- Không làm ồn, có hành động, nói lời bất kính đối với Phật

- Không bước đi, cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy, không quỳ phía sau người đang đứng thắp hương

- Không tự ý chụp ảnh, quay phim nơi thờ Phật

- Không nhét tiền công đức một cách tùy tiện bừa bãi. 

Để hiểu rõ hơn về sự tích ra đời của Tượng Phật Thích Ca sơ sinh mời quý Phật tử cùng theo dõi video dưới đây

Hi vọng với những nội dung chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà đã có thể cung cấp thêm cho quý Phật tử những thông tin hữu ích về ngày Lễ Phật Đản là ngày nào. Chúc cho quý Phật tử có một mùa hoa đăng trọn vẹn, an lành và hạnh phúc. 

 


Có thể gia chủ cũng quan tâm:

>> Các mẫu tượng Phật bằng đồng đẹp nhất hiện nay

 


 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: https://dongmynghe.com.vn

    • Email: ducdongqh@gmail.com

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!