- 1. Lựa chọn nguyên liệu: Chất liệu đồng quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm của, vì vậy cần lựa chọn loại đồng tốt, ít tạp chất để cho ra sản phẩm chất lượng. Có 2 loại đồng được dùng để làm nguyên liệu là đồng đỏ và đồng vàng, đồng đỏ có chất lượng tốt hơn nên giá trị cũng cao hơn.
- 2. Tạo mẫu:Nghệ nhân dùng đất sét chuyên dụng điêu khắc đắp mẫu theo tiêu chuẩn, sau đó chỉnh sửa các đường nét, họa tiết điêu khắc trên từng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng.
- 3. Tạo khuôn:Sau khi mẫu đất đã đạt được các yêu cầu, nghệ nhân bắt đầu làm khuôn đúc:
- Đầu tiên nghệ nhân dùng đất, vỏ trấu và giấy gió để làm khuôn âm bản.
- Sau đó dùng đất bùn củ, vỏ trấu và bột chịu nhiệt để làm cốt bên trong (còn gọi là làm thao).
- Nung chin khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để khuôn nguội rồi căn chỉnh độ dày mỏng của đồng sao cho đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉnh sửa lại khuôn, làm nhẵn, quét sơn chịu nhiệt sau đó đem nung khuôn ở nhiệt độ 500 độ C để được khuôn hoàn chỉnh
- 4. Nấu chảy nguyên liệu
- Đem đồng nguyên liệu nấu chảy ở 1200 đô C, khi đồng chuyển hết sang dạng lỏng thì điều chỉnh lại tỷ lệ các thành phần trong dung dịch đồng cho đạt yêu cầu kỹ thuật rồi chỉnh nhiệt độ lên 1250 độ C. Sau đó đưa dung dịch đồng ra khỏi lò và rót vào khuôn.
- 5. Rót khuôn
- Trước khi rót đồng vào khuôn cần phải nung khuôn nóng đều để cho dung dịch đồng có thể chảy đều trong khuôn. Đây là khâu quan trọng nhất nên cần phài nhờ vào kinh nghiệm của nghệ nhân mới có thể cho ra những sản phẩm chất lượng tốt.
- 6. Làm nguội:Chờ cho khuôn nguội, công nhân dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài dũa, đục tách cho sản phẩm đạt các yêu cầu về kỹ mỹ thuật.
- 7. Hoàn thiện sản phẩm: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm sau khi đúc ra có thể được khảm, đục, khắc chữ hay làm màu.
- Khảm đồng: Công đoạn này là khảm vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị nghệ thuật cho sản phẩm. Trước tiên các nghệ nhân cần phải đục trên bề mặt sản phẩm để tạo các hình ảnh âm bản cho hoạ tiết, sau đó làm các lá kim loại vừa khớp với những khối âm đã tạo ra trên sản phẩm, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt sản phẩm.
- Làm màu: Đây là một công đoạn yêu cầu kinh nghiệm của mỗi nghệ nhân. Nhờ vào đó mà người ta có thể tạo được các màu sắc khác nhau cho từng sản phẩm, đặc biệt là ở các sản phẩm giả cổ có màu sắc như đã trải qua hàng nghìn năm. Và hơn nữa là màu sắc được giữ nguyên vẹn đến hàng ngàn năm sau.
Xem thêm các sản phẩm đồ đồng tại dongmynghe.com.vn