Mẫu thoải hay còn gọi là Cô Bơ thác hàn là một vị mẫu được thờ trong Tam phủ, Tứ Phủ của người Việt. Ở mỗi vùng miền sẽ có những truyền thuyết về sự tích Cô Bơ và cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và thân thế Mẫu Thoải. Dù có giải thích thế nào, nhiều hay ít thì Mẫu Thoải cũng vẫn là một vị Thủy Phúc Thần. Thờ Mẫu Thoải không tách khỏi truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong lộ trình hành hương về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
>> 36+ bộ đồ thờ cúng đẹp chất lượng được ưa chuộng nhất hiện nay
Sự tích cô bơ - Hiển Linh phò vua giúp nước
Sự tích Cô Bơ - Mẫu thoải
Sự tích Cô Bơ được gắn liền với tên gọi Cô Bơ Bông, cô Bơ Thác Hàn ( hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung) vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa. Mẫu thoải đứng hàng thứ ba trong Tứ Phủ Thánh Cô.
Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích Cô Bơ như sau:
Đức Thái Bà nằm mộng thấy người con gái xinh đẹp tuyệt trần, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu và nói rằng: mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó. Sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai.
Đến ngày 2/8 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kỳ vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban.
Đến khi cô vừa độ trăng tròn, thì cũng là lúc nước nhà gặp nguy phải chịu ách đô hộ của giặc Minh. Cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa - nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Diệt Mạc” sau này).
Tượng Cô Bơ bằng đồng
Bên cạnh đó, Sự tích Cô Bơ còn được lưu truyền lại qua câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đó không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi.
Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.
Giá hầu Cô Bơ thường mặc màu trắng
Sự tích Cô Bơ cũng dần được bồi đắp theo triều đại lịch sử. Khi thì giúp dân chống hạn hay chống lụt, khi thì chống giặc ngoại xâm, khi lại dạy dân, trồng dâu nuôi tằm dệt vải... khiến cho diện mạo nguyên thủy khó nhận ra, cùng với quyền năng cũng được rộng lớn hơn ở các vùng miền khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh và ý nguyện của nhân dân đang sinh sống.
>> Xem thêm Vì sao người đời quan niệm "Căn cô Bơ - Đừng mơ hạnh phúc"?
Thờ cô Bơ thế nào cho đúng ?
Sự tích cô Bơ đã đôi phần được làm sáng tỏ, cũng như các mẫu tượng Phật, rất quan trọng cách thờ nếu không sẽ mang lại tai họa cho gia chủ.
Cô Bơ tượng trưng cho Mẫu thoải vùng sống nước
Sự tích cô Bơ đã minh chứng cho sự hiển linh của thần thánh cứu giúp nhân dân. Điều đó, cũng thể hiện ông cha ta đề cao nhân cách đạo đức, sống trung quân ái quốc, bảo vệ từng tấc đất mà tổ tiên để lại.
Với những người theo đạo Mẫu tại gia, có thể lập điện thờ mẫu. Nhưng chỉ những người có căn đồng, thì mới nên thờ cô trong nhà còn không thì không nên vì nếu thờ không đúng cách hoặc con cháu đời sau không chăm lo thờ cúng thì sẽ phải gánh nghiệp rất lớn.
Sự tích cô Bơ, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ thờ bốn vị Thánh Mẫu là: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu Hạnh), Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Trong đó, Mẫu thoải - Thuỷ phủ (miền sông nước) hay còn gọi là mẫu đệ tam trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp phát triển.
Tượng Cô Bơ thường có y phục màu trắng
Tại tất cả các đền thờ, lễ vật dâng Mẫu Thoải đều tương tự nhau. Một mâm lễ cơ bản gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương và một cánh sớ báo danh. (Lễ mặn chỉ đặt ở ban Công Đồng)
Tượng Cô Bơ yếm trắng bằng đồng tuyệt đẹp
>> Xem chi tiết sản phẩm tượng tam toà thánh mẫu bằng đồng mạ vàng 24K tuyệt đẹp
Ngoài những lễ vật này, nhiều con nhang đệ tử muốn dâng tiến lên cô một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Đó là, oản dâng Mẫu Thoải rất đặc biệt, phải là oản màu trắng. Bởi màu trắng là màu đại diện cho Mẫu Đệ Tam Thủy Cung và cũng là màu trang phục của mẫu. Oản nên được trang trí độc đáo với hoa lụa, lá ngọc cành vàng mang ý nghĩa trong sạch và tốt lành.
>> Xem thêm Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa tâm linh
Đền Cô Bơ ở đâu?
Đền Cô Bơ được thờ phụng ở rất nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, nhưng đền chính gắn liền với sự tích Cô Bơ thì tại thác hàn, xã Hà Sơn, Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa và lễ hội chính vào 12/6 (Âm lịch).
Đền Cô Bơ tại Ngã Ba Bông - Thanh Hóa
Qua sự tích Cô Bơ dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh. Ai hữu sự đến cửa cô nhất tâm lễ lạy, sắm sửa lễ vật thì đều được thành tựu như ý, nên tiếng cô vang lừng khắp nơi. Lại thêm những câu chuyện cổ hiển linh được lưu truyền trong dân gian lại làm cho ngôi đền càng thêm linh ứng, kỳ bí và linh thiêng.
Lễ hội chính vào tháng 6 (âm lịch) rất đông du khách thập phương
Hy vọng, qua bài viết trên Đồ Đồng Dung Quang Hà đã giúp gia chủ hiểu hơn về sự tích Cô Bơ. Truyền thuyết được được lưu truyền qua nhiều thế hệ nên có nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng qua bài viết trên, cũng đôi phần minh chứng cho giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Luôn đề cao phẩm chất đạo đức, nhân vật anh dũng hy sinh việc riêng để giang sơn tổ quốc được hòa bình, ấm êm.
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> Tuyển tập những bộ đồ thờ cúng đẹp chất lượng được ưa chuộng nhất hiện nay
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
- Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!