Phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo là tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Táo sẽ quay về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm tốt xấu của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều sẽ soạn sửa đồ thờ cúng và làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo, thắp hương ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng của người Việt.
Thắp hương ông công ông táo có ý nghĩa gì ?
Tín ngưỡng táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo - Trung Quốc. Nhưng khi giao thoa văn hóa, được người Việt chuyển thành sự tích "2 ông 1 bà" đó là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Hiện nay, mọi người vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Thắp hương ông công ông táo có ý nghĩa gì ?
>> Xem ngay: Thắp hương Ông Công Ông Táo ở đâu vào giờ nào, ngày nào?
Theo truyền thuyết, ông Công, ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống để bảo hộ, cai quản bếp núc mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng, từ đó để quyết định sự thịnh suy của gia đình trong năm mới. Do đó, vào ngày 22 – 23 Tết, các gia đình sẽ làm lễ, thắp hương ông Công ông Táo thịnh soạn với hy vọng ông Táo sẽ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng.
Thắp hương ông Công ông Táo cũng để mong một năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, tài lộc dư dả. Những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.
Cách thắp hương ông công ông táo chuẩn nhất
Đồ lễ cúng ông công ông táo
Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
Gà luộc ngậm hoa hồng hoặc thịt lợn luộc
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
Mâm cúng ông Công ông Táo
>> Xem ngay: Bày bàn thờ ngày tết gồm những gì để "Đón Tài lộc vào nhà"
Ngày nay, trên thực tế, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống. Các gia đình có thể tùy chỉnh các món ăn trong mâm cúng sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế cũng như khẩu vị.
Bài khấn ông công ông táo
Dẫn theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:...
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Cúng ông công ông táo bàn thờ hay dưới bếp là đúng nhất?
Theo phong tục dân gian, thì khu vực đẹp nhất để cúng ông công ông táo là bếp và có lửa sẽ càng tốt. Theo quan niệm này, bếp là nơi nấu ra thức ăn để mọi người trong gia đình có nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy, thắp hương ông Công ông Táo trong bếp để cả nhà sẽ quanh năm no ấm.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
>> Xem ngay: 10 loại hoa quả thắp hương ngày tết cầu May mắn, Tài lộc
Tuy nhiên, ngày nay tùy vào điều kiện mỗi gia đình để lựa chọn nơi cúng ông Công ông Táo phù hợp. Gia chủ có thể thắp hương ông Công ông Táo tại bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ riêng biệt.
Nếu không có ban thờ Táo Quân riêng, thì các gia đình có thể làm lễ cúng Táo Quân tại bàn thờ ngoài hành lang, ngoài sân hay ở giữa phòng khách của nhà. Trên bàn cúng nên trải vải đỏ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thì người lớn nhất trong nhà sẽ đứng ra thực hiện nghi lễ, thắp 9 nén nhang và lễ 9 lễ.
Lễ cúng ông Công ông Táo nên diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Sau khi cúng xong, gia chủ lễ 9 lễ và lùi về sau.
Gia chủ chờ hương cháy 1/3 là đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hóa xong thì gia chủ gói tro vào một tờ giấy màu đỏ, và mang cá chép ra sông thả (gia chủ nên thả ở những con sông lớn, hồ lớn, không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù)
Hy vọng qua bài viết trên, đã chia sẻ kiến thức hữu ích cho bạn. Và đừng quên tại Đồ Đồng Dung Quang Hà cung cấp các sản phẩm đồ đồng thờ cúng chất lượng giá tốt, bày trên bàn thờ và điện thờ như: Bát hương đồng, mâm bồng bằng đồng, đèn thờ bằng đồng, lọ hoa bằng đồng
Có thể gia chủ cũng quan tâm:
>> Những món đồ thờ cúng mà gia chủ nên sắm để không gian thờ cúng trở nên đủ đầy
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-