663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Toàn cảnh quy trình đúc Tượng đồng ở làng nghề Vạn Điểm

Mỗi sản phẩm tượng đồng được coi như một "đứa con" của người nghệ nhân. Quy trình đúc tượng đồng là cả sự đúc kết từ tâm hồn, tình cảm và tâm huyết của họ.

Có thể nói sản phẩm đúc đồng là sản phẩm của một tập thể. Không có người thợ giỏi ở tất cả các khâu thì không thể có sản phẩm đẹp. Yêu cầu trước hết của người thợ là sự kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và kinh nghiệm trên từng công đoạn. Hàng trăm năm qua khi các ngành nghề khác thay đổi chóng mặt vì sự phát triển của khoa học và công nghệ thì đúc đồng truyền thống vẫn như buổi sơ khai, hầu hết làm thủ công. Sơ lược có sáu công đoạn chính để hoàn thành một sản phẩm.

1. Quy trình đúc tượng đồng gồm những bước nào ?

Quy trình đúc tượng đồng

Tượng đồng được đúc thủ công từ đồng đỏ

Về cơ bản, quy trình đúc tượng đồng gồm 6 bước như sau:

1.     Khách hàng cung cấp hình ảnh và nguyên liệu để cơ sở tiến hành đắp mẫu đất

2.     Tạo mẫu và gửi mẫu cho khách duyệt.

3.     Tiến hành tạo khuôn sau khi đã duyệt và chỉnh sửa lại mẫu theo yêu cầu

4.     Nấu chảy nguyên liệu làm tượng

5.     Rót đồng vào khuôn tượng

6.     Dỡ khuôn, sửa nguội và lên màu hoàn thiện sản phẩm.

Đây là 6 bước đúc tượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng của Đúc Đồng Quang Hà tại làng nghề Vạn Điểm. Bỏ qua dù chỉ 1 bước sẽ không thể hoàn thành được bức tượng bằng đồng.

2. Chi tiết quy trình đúc tượng đồng tại làng nghề Vạn Điểm

Bước 1: Khách hàng cung cấp hình ảnh và nguyên liệu để cơ sở tiến hành đắp mẫu đất.

Tượng đồng

Đúc tượng theo hình ảnh mẫu

Chất liệu luôn là yếu tố quyết định để tạo nên một sản phẩm có chất lượng. Nhất là tượng đồng thì nguyên liệu chính để làm ra phải là đồng. Có 2 loại là đồng vàng (đồng thau) và đồng đỏ. Mỗi loại có đặc trưng riêng về màu sắc và chất lượng, phân biệt nhau qua độ dẻo.  Hai loại đồng này khác nhau trước hết là về màu sắc và chất lượng. Tượng đúc bằng đồng đỏ có tính thẩm mỹ cao nên có giá thành hơn tượng đúc bằng đồng vàng.

Tuy nhiên, người thợ cũng cần lưu ý về tỉ lệ pha thêm các kim loại khác hợp lý để tượng đồng không lẫn quá nhiều tạp chất, đạt chất lượng, tạo nên độ tinh xảo cho sản phẩm.

Bước 2: Tạo mẫu và gửi mẫu cho khách duyệt (Đắp mẫu đất)

Đây là khâu cơ bản nền tảng của quy trình đúc tượng đồng. Với bất kỳ mẫu tượng đồng nào: tượng Phật, tượng danh nhân tượng chân dung,... gia chủ có thể gửi hình ảnh (với tượng chân dung truyền thần, khách hàng cần gửi hình ảnh mẫu muốn đúc) hoặc chọn mẫu tượng đồng khác có sẵn tại cơ sở đúc đồng.

Tượng chân dung

Tượng đồngHình ảnh sau khi được tạo mẫu bằng đất sét

>> Xem chi tiết mẫu tượng chân dung đúc theo yêu cầu của khách hàng cực giống với ảnh thật.

Với cái tâm của người làm nghề, với mong muốn mang lại những giá trị thiết thực nhất, các nghệ nhân của làng nghề Vạn Điểm không chỉ là thực hiện công việc mà còn thực hiện đam mê của mình. Đó là sự thả hồn mình vào các mẫu đất để làm cho hình ảnh bức tượng tưởng chừng như vô tri vô giác bỗng trở nên có hồn, sống động và đầy chân thực.

Chúng tôi sử dụng đất sét hoặc thạch cao dẻo để đắp mẫu tượng với tỉ lệ, kích thước rất chuẩn xác. Sau đó, các bức tượng đồng đắp mẫu sẽ được gửi để khách hàng duyệt hoặc chỉnh sửa, bổ sung trước khi tiến hành làm khuôn đúc.

Bước 3: Tiến hành tạo khuôn sau khi đã duyệt và chỉnh sửa lại mẫu theo yêu cầu của khách

Ngay cả với những nghệ nhân đúc đồng lâu năm cũng phải rất cẩn trọng trong quy trình đúc tượng đồng này bởi bức tượng đồng có đẹp hay không phần lớn phụ thuộc vào khuôn đúc.

Quy trình đúc tượng đồngKhuôn mẫu tượng đồng

>> Xem thêm tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng đỏ khảm tam khí cực đẹp.

Khuôn mẫu được tạo bằng đất sét và giấy gió và chấu để làm khuôn bản âm cho bức tượng. Cốt lõi bên trong của khuôn sử dụng đất bùn cũ kết hợp với loại bột chịu nhiệt và chấu.

Sau đó, khuôn tượng được nung trong nhiệt độ 700 độ C, để nguội và căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu. Khuôn tiếp tục được chỉnh sửa, quét sơn chịu nhiệt và nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, cuối cùng ghép khuôn thành 1 khối thống nhất.

Bước 4: Nấu chảy nguyên liệu làm tượng

Đồng được nấu chảy ở nhiệt độ 1200 độ C và pha thêm với các kim loại khác như kẽm, chì, thiếc theo một tỉ lệ đã định. Lúc này, nhiệt độ cần được điều chỉnh lên 1250 độ C để nấu chảy hoàn toàn các kim loại.

Bước 5: Rót đồng vào khuôn tượng

Rót đồngRót đồng 2Rót đồng vào khuôn

Việc rót đồng vào khuôn cần được tiến hành nhẹ nhàng, đều tay và nhanh chóng. Thông thường, quy trình đúc tượng đồng này được các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm thực hiện để đảm bảo tượng đồng đạt chất lượng từ trong ra ngoài.

Bước 6: Dỡ khuôn, sửa nguội và lên màu hoàn thiện sản phẩm

Tượng đồng

Dỡ khuôn tượng đồng

Tượng đồng chạm thủ công

Hoàn thiện tượng đồng

>> Xem thêm mẫu tượng phật Thích ca mâu ni cao 3m được đúc bằng đồng vàng.

Sau khi đồng nguội và đông kết vào khuôn thì các nghệ nhân sẽ tiến hành dỡ khuôn và hoàn thiện các công đoạn cuối cùng như mài, dũa, đục. Công đoạn này gọi là sửa nguội sao cho sản phẩm được hoàn thiện giống với mẫu nhất.

Các bức tượng đồng sau khi hoàn thiện sẽ đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết và bàn giao cho khách hàng.

Hô thần nhập tượngLễ hô thần nhập tượng

Tại cơ sở có thầy lễ, khách có nhu cầu hô thần nhập tượng,mạ vàng 24k, dát vàng 9999, các nghệ nhân của Đúc đồng Quang Hà sẽ hoàn thiện và mang tới sự hài lòng nhất cho khách hàng. Hiểu được quy trình đúc tượng đồng, khách hàng sẽ lựa chọn được địa chỉ đúc tượng uy tín nhất cho mình.

 

=>> Sẽ thật tiếc nếu gia chủ bỏ lỡ những mẫu tượng đúc tượng bán thân bằng đồng đẹp nhất toàn quốc.