663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Truyền Thuyết Quan Âm Bồ Tát Và Hạnh Nguyện Của Người

Quan Thế Âm Bồ Tát vốn được biết đến là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của mười phương Chư Phật. Theo kinh truyện viết lại, Người đã từng hóa thân thành 33 thân tướng khác nhau để cứu giúp chúng sanh. Tuy nhiên ngày nay, người đời chỉ  còn truyền tụng lại hai kiếp giáng trần của người đó là kiếp thứ 10 khi Bồ Tát Quan Âm là Thị Kính và kiếp cuối làm bà Diệu Thiện. Cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu kỹ hơn về hai truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát này qua bài viết sau đây nhé!     

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát: Hiện thân của lòng từ bi

Ngày nay, Phật Quan Âm thường được đúc dưới dạng tượng, điển hình là các mẫu tượng phật Quan Âm bằng đồng để thờ phụng. Vậy Phật Quan Âm Bồ Tát là ai? 

Quan Thế Âm Bồ Tát, tiếng phạn gọi là Avalokitesvara. Ý nghĩa tên này được hiểu là Phật Quan Âm chính là người quan sát các âm thanh đau khổ của thế gian kêu cứu mà cứu độ một cách tự tại. Do Người quan sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ. Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài đều hiện thân cứu độ rất tự tại

Truyền thuyết quan âm bồ tát

Tượng Phật Quan Âm bằng đồng đỏ đẹp cổ kính tôn nghiêm

 

>> Xem ngay: 20+ Mẫu tượng Phật bằng đồng chất lượng với đa dạng mẫu mã, kích thước khác nhau

 

Bồ Tát Quan Âm lần đầu tiên được nhắc đến trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm Phổ môn, cùng trong quyển ít biết hơn là Bi hoa kinh. Theo phẩm Phổ môn, cũng như trong kinh Thủ lăng nghiêm, Quan Âm Bồ tát phát ra mười hai đại nguyện, nguyện nào cũng đều vì lợi ích cho chúng sinh. Người có thể hóa thân thành 33 hình tướng để cứu độ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh hoạn nạn hiểm nguy hay tâm linh điên đảo, bệnh hoạn. Người nguyện cứu độ từ cõi Ta bà đến khi chúng sinh mãn duyên cõi trần

Theo Bi hoa kinh thì Quan Thế Âm Bồ Tát được xem như là hóa thân nơi cõi trần gian này của Đức Phật A Di Đà Vô Lượng Thọ trường tồn, bất sanh bất diệt. Bởi vì Quan Thế Âm là vị hướng dẫn linh thức của người quá vãng. Nếu lúc còn sống với đức tin và hạnh nguyện sâu xa một lòng niệm danh hiệu Phật, được thác sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Ngài cùng Đại Thế Chí Bồ Tát– biểu hiện cho trí tuệ – hầu cận hai bên tả hữu Phật A Di Đà, cả ba Ngài là Tam Tôn của Tịnh độ giới.

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát với tích Quan Âm Thị Kính

Ở kiếp thứ 10, Bồ Tát Quan Âm giáng trần đầu thai làm con gái nhà Sùng Ông, một gia đình giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức.  Được dạy dỗ trong gia đình có truyền thống gia phong, Thị Kính vừa tài sắc vẹn toàn, vừa thảo hiền với mẹ cha. Khi nàng đến tuổi cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý đến hỏi cưới nàng. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn đồng ý gả con gái cho Thiện Sĩ.

Về làm dâu, Thị Kính vẫn luôn hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ đúng đạo dâu con trong nhà. Một ngày nọ, khi đang may vá, nàng thấy chồng mình khi đọc sách đã ngủ thiếp đi. Từ khi về nhà chồng đến nay, lần này nàng mới có dịp nhìn chàng cho chính đính. Chợt thấy dưới cằm chàng có mọc một sợi râu mà nàng lại ít nhiều biết xem tướng nên muốn cắt bỏ sợi râu bất lợi này đi. Sẵn tiện cái kéo trong tay nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc ấy, chàng Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vụt la hoảng lên vì tượng vợ muốn giết mình.  

Truyền thuyết quan âm bồ tát

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát được tái hiện trên sân khấu

 

>> Xem thêm: Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ và có thật không?

 

Dù đã phân trần với cả gia đình chồng, nhưng cha mẹ chồng quá nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình và mưu giết chồng. Dưới sức ép của cha mẹ, Thiện Sĩ lòng như dao cắt nhưng cũng đã đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Sau khi rời khỏi gia đình chồng, Thị Kính cải trang nam xuất gia quy y cửa Phật, lấy Pháp danh là Kính Tâm.

Kính Tâm vốn là thân nữ nhi nên tướng mạo vốn xinh đẹp, sau khi cải trang thành nam đã có rất nhiều tín nữ đến chùa để ý. Trong đó có Thị Mầu, là con gái nhà bá hộ trong vùng. Mượn cớ vào trong chùa, Thị Mầu đã nhiều lần tìm cách tiếp cận để trêu ghẹo Kính Tâm nhưng nàng vẫn không quan tâm. Một thời gian sau, Thị Mầu có thai với người đầy tớ trong nhà. Thai ngày một lớn, Thị Mầu bị bắt ra đình làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn, Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với Kính Tâm nên mới ra cơ sự này và xin làng rộng lượng cho Kính Tâm có thể hoàn tục kết duyên với mình. Dù kêu oan, nhưng do không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm đã phải bị đem ra tra tấn. 

Truyền thuyết quan âm bồ tát

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát với tích Quan Âm Thị Kính

 

>> Xem ngay: 12 Lời nguyện của Quan Âm Bồ Tát cho thế gian an lạc

 

Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày sinh nở và hạ sinh đặng một mụn con trai. Nàng bèn bồng đứa trẻ đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng: “Con của ngươi, đem trả cho ngươi.” Vốn thương người, Kính Tâm đã nhận nuôi đứa trẻ. Lúc đứa bé lên 3 cũng là lúc Kính Tâm bị bạo bệnh. Biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết hai bức thơ gửi lại, một kính gởi cho sư cụ, còn một bức thì gửi cho cha mẹ ruột. Sau khi Kính Tâm qua đời, nỗi hàm oan của Kính Tâm mới được giải và cho lập đàn cầu đảo. Đến ngày an táng Kính Tâm thì thiên hạ đồng thấy Phật hiện trên mây rước hồn Kính Tâm cũng chính là nàng Thị Kính. Sau cuộc tống táng vợ xưa, Thiện Sĩ ăn năn lỗi trước kia bèn phát nguyện tu hành.

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát với tích Bà Diệu Thiện 

Trong kiếp cuối cùng của Đức Phật Quan Âm, Người hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang. Chuyện kể rằng Diệu Thiện là cô công chúa thứ ba của một vị vua. Dù sống trong nhung lụa giàu sang, nhưng khác với hai người chị lớn, Diệu Thiện công chúa luôn dành sự quan tâm đến những người nghèo khổ khó khăn, chú tâm vào Phật Pháp. 

Truyền thuyết quan âm bồ tát

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát kiếp Diệu Thiện được tái hiện trên sân khấu

 

>> Xem ngay: Phật Bà Quan Âm Độ Mạng Là Gì Theo Phong Thủy? 

 

Vì nhà vua không có con trai nên quyết định sẽ truyền lại ngai vàng cho một trong ba vị phò mã. Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to trong triều. Trái lại Diệu Thiện công chúa thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhất định phế trần đi tu để thành chánh quả. Dù đã dùng nhiều cách thuyết phục nhưng vẫn không thể thay đổi được suy nghĩ của Diệu Thiện. Nhà vua bèn vờ đồng ý cho công chúa được xuất gia, đồng thời ra lệnh trụ trì tìm mọi cách để thuyết phục công chúa hoàn tục. Tuy nhiên trong thời gian tu tập tại chùa, công chúa lại được tạo điều kiện tốt để tu học về Phật Pháp. 

Biết chuyện, nhà vua vô cùng tức giận, sai binh lính dẫn người đến đốt chùa. Trong trận hỏa hoạn, Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay lại thành hình búp sen và thành tâm cầu nguyện chư Phật cùng các chư Bồ tát. Bất ngờ thay, trời chuyển mây dông tạo mưa lớn dập tắt cơn hỏa hoạn. 

Truyền thuyết quan âm bồ tát

Truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát với tích Bà Diệu Thiện

 

>> Xem thêm: Ngày vía Phật là gì? Tổng hợp các ngày vía Phật trong tháng mà gia chủ nên biết

 

Nhà vua thấy thế bèn ra lệnh bắt lấy Ni Cô Diệu Thiện và hạ lệnh xử trảm. Khi đao phủ chuẩn bị cầm đao thì bỗng xuất hiện một con hổ trắng xông vào và cõng Ni Cô mang đi mất.  

Trong cơn mơ, Ni Cô Diệu Thiện thấy hổ trắng đã cõng mình xuống dưới Diêm phủ. Tại đây Người đã gặp rất nhiều hình phạt dành cho các tội nhân mắc phải khi còn sống. Ni Cô Diệu Thiện đã chắp tay phát nguyện cứu độ cho chúng sanh đang chịu những hình phạt thảm khốc. Sau khi tỉnh giấc, Người tiếp tục con đường tu hành đắc đạo và phổ độ chúng sinh.

 

Qua những truyền thuyết Quan Âm Bồ Tát, các Phật tử cũng đều thấy được suốt những kiếp tu hành, dù Người thọ sanh ra các đời khác nhau, trải qua từ kiếp này đến kiếp khác thì người vẫn hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo Bồ Đề và không có khi nào mà Người quên cái niệm đại bi đại nguyện 

 

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> 15+ Mẫu tượng Phật Quan Âm bằng đồng đẹp, tinh xảo mà gia chủ không nên bỏ qua

 

 

 

 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: https://dongmynghe.com.vn

    • Email: ducdongqh@gmail.com

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!