663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Giải mã chi tiết ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ là kiệt tác tuyệt vời, khẳng định sự phát triển hưng thịnh của người Việt Cổ về kỹ thuật luyện kim, đúc đồng, tín ngưỡng nghệ thuật. Trong bài viết dưới đây, cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu về ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ để hiểu hơn về biểu tượng của văn hoá Việt Nam này.

Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những hiện vật đặc sắc của di sản văn hoá người Việt cổ. Vật phẩm này được xem như bảo vật quốc gia, được phát hiện vào khoảng những năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam).

Sản phẩm mang vẻ đẹp hoàn hảo, hình dáng cân đối, hoa văn trang trí tinh xảo, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Trống đồng Ngọc Lũ đứng đầu trong những mẫu trống đồng Đông Sơn đẹp nhất hiện nay.

Trống đồng Ngọc Lũ là hiện vật quý hiếm, không chỉ phản ánh chân thực về lịch sử, văn hoá Việt Nam mà còn thể hiện đỉnh cao rực rỡ của kỹ thuật đúc đồng trong nền văn hoá Đông Sơn. Vật phẩm hội tụ đầy đủ những tri thức, nhân sinh quan xoay quanh cuộc sống con người thời kỳ Việt cổ. Ngày nay, trống đồng Ngọc Lũ đã trở thành biểu tượng của văn hoá dân tộc.  

Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ

Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ

Tìm hiểu ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

Các mẫu trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện từ trước tới nay rất đa dạng. Từng hoa văn, chi tiết trên trống được thể hiện tinh xảo và hoàn mỹ vô cùng. Mỗi hoa văn được thể hiện trên trống đều được khắc hoạ vô cùng chân thực, tái hiện lại cuộc sống của con người, loài vật trong thời kỳ hưng thịnh lúc bấy giờ.

Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Nằm ở vị trí trung tâm, hình ảnh ngôi sao 14 cánh hiện lên vô cùng rực rỡ. Hình tượng này đại diện cho thần mặt trời  - đấng tối cao mang đến sự sống cho muôn loài. Xen kẽ giữa các tia sáng là những chiếc đuôi chim công.

Xung quanh mặt trời là 16 vàng hoa văn với các đường gờ nổi có nhiệm vụ phân cách. Tại những đường tròn này sẽ được trang trí bởi những họa tiết khác nhau. Điển hình là hoa văn hình học và hình ảnh cuộc sống sinh hoạt của con người. Trong đó, hoa văn hình học có thể kể đến như: vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến,  hoa văn chấm nhỏ, hoa văn hình chữ N gấp khúc nối tiếp, hoa văn răng cưa…Hình ảnh con người như: người nhảy múa, người giã gạo, người đánh trống…Ngoài ra còn có hình ảnh của thiên nhiên như chim, hươu…

Mặt trống đòng Ngọc Lũ
Mặt trống đòng Ngọc Lũ

Các hoa văn tại các vòng cụ thể gồm: Đường tròn số 1, 5, 11, 16 là được trang trí bởi hoa văn chấm nhỏ. Đường tròn số 2, 4, 7, 9, 13, 14 là hoa văn vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến. Đường tròn số 3 có hoa văn chữ N gấp khúc nối tiếp. Đường tròn số 6, 8, 10 là các vàng hoa văn chủ đạo. Đường tròn số 6 trang trí hình người nhảy múa, cảnh đánh trống, nhà cầu mưa mái vòm…đối xứng qua tâm chia thành 5 nhóm khác nhau

  • Nhóm 1: hình ảnh người nhảy múa, từ trái sang phải có khoảng 6 tới 7 người. Chúng ta có thể thấy có một người không đội mũ, 6 người còn lại đội mũ lông chim và có 5 người cầm giáo. Nhóm 6 người đối xứng với nhóm 7 người, họ đều không đội mũ lông chim, mặc váy hai vạt, một tay cầm rìu, một tay cầm giáo và vừa đi vừa nhảy múa.

  • Nhóm 2: xuất hiện hình ảnh nhà cầu mùa mái vòm, con người búi tóc và thực hiện tư thế hành lễ.

  • Nhóm 3: là hình ảnh con người đang cầm chày giã gạo, bên trái có người hướng về nhà mái vòm, trên đầu có một con chim đang bay.

  • Nhóm 4: hình ảnh ngôi nhà mái cong được mô tả chân thực, sinh động vô cùng, trên nóc có một con chim đuôi dài đậu. Đối xứng với chim đuôi dài là một ngôi nhà sàn mái cong khác, trên nóc có cặp chim trống - mái đang đậu. Trong nhà sàn có hai người ngồi đối diện nhau, đang hát giao duyên.

Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Hoa văn trên thân và tang trống đồng Ngọc Lũ

Trên thân trống khắc hoạ chi tiết hoa văn hình học song song, cắt nhau tạo thành ô hình chữ nhật. Mỗi ô trang trí hình ảnh võ sĩ đầu đội lông chim, tay cầm vũ khí và vừa đi vừa múa.

Trên tang trống có 10 đường tròn hoa văn. Vành 1, 6, 8, 10 có các chấm nhỏ. Vòng 2, 5 trang trí hoạ tiết răng cưa. Vàng 3, 4 là hoa văn vòng tròn chấm tiếp tuyến. Vòng số 7 là hoa văn hình ảnh con người hóa trang lông chim đua thuyền và chim. Tổng có 6 hình thuyền, từ trái sang phải, thuyền thứ nhất có 5 người, thuyền 2, 3, 5, 6 có 7 người, thuyền 4 có 6 người. Trên thuyền bao gồm các nhân vật như thuyền trưởng, thuỷ thủ, người cầm lái, người bắn tên, người tù binh…Ở giữa thuyền là người chỉ huy đang điều khiển. Mũi thuyền có 1 hoặc 2 người cầm vũ khí như giáo, rìu chiến.

Phần thân dưới có 3 vành trang trí hoa văn kỷ hà hình học. Giữa tang trống và thân trống liên kết với nhau bằng đôi quai khắc hoa văn bông lúa, biểu tượng của nền văn minh lúa nước.

Phần chân trống tạo hình nón cụt và thường không trang trí hoa văn.

>> Xem thêm: Gợi ý 4 mẫu mặt trống đồng Đông Sơn đẹp, tinh xảo

Hoa văn trên thân và tang trống đồng Ngọc Lũ

Hoa văn trên thân và tang trống đồng Ngọc Lũ

Bài viết trên đây đã giải đáp về ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ hơn về báu vật quốc gia này.