663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Ý nghĩa Tết Trung Thu ở Việt Nam – Đồ Đồng Quang Hà

Bài viết hôm nay đề cập đến một chủ đề vô cùng đặc biệt đối với các em nhỏ, đó là Tết Trung thu. Tết Trung thu là một trong những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người phương Đông, được tổ chức vào giữa mùa thu, tức rằm tháng 8 Âm lịch. Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn với phong tục ăn bánh, uống trà, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên trong tiết trời mùa thu dễ chịu. Dần dần trung thu trở thành Tết của trẻ em, là dịp để các em vui chơi, ca hát, rước đèn, phá cỗ. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu như thế nào? Tết Trung thu ở Việt Nam có điểm gì khác biệt so với các nước châu Á? Mời gia chủ cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này !

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu ?

Không biết tự bao giờ mà mỗi năm cứ đến Rằm tháng 8 Âm lịch, người Việt Nam lại tổ chức vui chơi, ăn uống đặc biệt cho các em nhỏ. Tết trung thu diễn ra vào giữa tiết trời mùa thu nên rất mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí. Là một phong tục truyền thống nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu.

Tết trung thu ở việt namTết trung thu ở Việt Nam

Hiện nay, có khá nhiều sự tích về Tết trung thu ở Việt Nam:

Thứ nhất, theo sự tích của Trung Hoa từ đầu thế kỉ thứ 8. Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân thời bấy giờ. Mang vẻ đẹp không ai sánh được, nàng bị các triều thần cho rằng đã mê hoặc vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Vì vậy,  Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Thấu hiểu được nỗi niềm đó, các tiên nữ đá giúp nhà vua gặp lại Dương Quý Phi vào một đêm trăng sáng nhất của mùa thu. Sau đó, để tưởng nhớ, nhà vua đã đặt ra ngày Tết Trung Thu vào rằm tháng 8  Âm lịch.

Cũng có một điển tích khác là Hậu Nghệ và Hằng Nga vốn là vợ chồng và cùng sống trên mặt trăng nhưng vì bị đố kỵ mà Hậu Nghệ đã bị vu oan và bị đày làm thường dân. Vào một ngày, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Không thể ngăn các các con, Ngọc Hoàng đã phải  triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Bằng tài nghệ của mình, Hậu Nghệ, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.

Nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử và dặn rằng sau thời hạn một năm mới được uống để trả ơn. Vì không biết mà khi Hậu Nghệ đi vắng, Hằng Nga đã uống viên thuốc và bay lên mặt trăng. Hậu Nghệ ở trần thế nhớ vợ khôn xiết nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là "Dương", Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là "Âm". Nên mỗi năm vào rằm tháng 8, hai người được đoàn tụ trong hạnh phúc.

Trong khi đó, Tết trung thu ở Việt Nam gắn liền với câu chuyện chị Hằng, chú Cuội. Chú Cuội vốn là tiều phu, khi vào rừng kiếm củi, chú đã gặp được một quý và mang về chữa bệnh cho người dân. Bọn xấu lợi dụng lúc Cuội đi vắng, đã đến nhà giết vợ Cuội và vứt bỏ ruột gan. Cuội đã lấy đất nắn thành ruột, dùng lá cây cứu sống vợ. Nhưng cũng từ đó mà vợ Cuội thay đổi tính tình, trí nhớ giảm sút. Một ngày khi ở nhà một mình, người vợ đã dùng nước bẩn tưới lên cây, cây tự bật gốc và bay lên trời. Cuội vừa về đến nhà thì hốt hoảng bám lấy rễ cây để níu lại, nhưng cây vẫn cứ bay lên và kéo cả Cuội lên cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, người ta vẫn thấy một bóng cây cổ thụ và người ngồi dưới gốc cây là chú Cuội. Nhất là vào đêm trăng rằm thì trăng càng sáng và người dân thường cúng trăng vào ngày đó.

Là một phong tục truyền thống lâu đời, ý nghĩa Tết trung thu càng trở nên đẹp và sâu sắc hơn.

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Tết trung thu ở việt namMâm cúng ngày tết Trung thu

Ngày Tết trung thu diễn ra vào thời điểm người dân thu hoạch xong nên đây cũng là dịp để mọi người được nghỉ ngơi sau một mùa màng bội thu, vất vả.

Hình ảnh trăng tròn, sáng vằng vặc vào ngày Rằm, là biểu tượng của sự sum họp, đoàn tụ nên ý nghĩa Tết Trung thu còn là ngày Tết đoàn viên. Trong ngày này, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên mâm cơm cúng gia tiên, thật hạnh phúc.

Ngày Tết trung thu ở Việt Nam còn là dịp để trẻ con được vui chơi, phá cỗ, rước đèn, múa Lân, cùng bạn bè hay những đứa trẻ trong xóm. 

Chính vì vậy, ý nghĩa tết Trung thu là rất đặc biệt.

Sự khác biệt giữa Tết Trung Thu ở Việt Nam và các nước châu Á

Tết trung thu ở việt namTrẻ em háo hức rước đèn ngày Trung thu 

Tết trung thu ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt so với các nước châu Á và trên thế giới.

Trong dịp Tết Trung Thu, người Việt làm cỗ để dâng lên gia tiên, đó có thể là mâm cỗ mặn với những món ăn truyền thống. Nhưng đến tối, mọi người cũng bày biện một mâm cỗ (thường là ngọt) gồm hoa quả được cắt tỉa đẹp mắt, bánh kẹo để cúng trăng và phá cỗ.

Đây cũng là dịp lũ trẻ được chơi đủ các trò chơi, món đồ chơi truyền thống lẫn hiện đại: đèn lồng, múa lân, đèn ông sao,... Đặc biệt là việc rước đèn, phá cỗ càng làm tăng không khí náo nhiệt của ngày lễ Trung thu này.

Biết bao năm trôi qua, tết Trung Thu ở Việt Nam vẫn luôn là phong tục đẹp của dân tộc và mang nhiều giá trị tích cực, nhân văn.

=>> Xem ngay BST những mẫu quà biếu tặng bằng đồng cao cấp được chế tác thủ công tinh xảo, có thể sẽ là món quà Trung thu ý nghĩa cho gia chủ.

 

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

    • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • Hotline/Zalo: 0967.23.7777   Telephone: 02466.747.66

  • Website: https://dongmynghe.com.vn

  • Email: ducdongqh@gmail.com