Ý nghĩa tranh đồng quê luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Phong cảnh làng quê Việt Nam với con sông, sân đình, cây đa, bến nước giống như một biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam qua nhiều năm tháng. Hình ảnh làng quê thanh bình với cánh cò chao nghiêng, với các hình ảnh ngư, tiều, canh, mục đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Sự thanh bình, an nhiên của làng quê xưa kia có chăng giờ chỉ còn trong kí ức những người lớn tuổi, là kí ức về tuổi thơ êm đềm, chăn trâu cắt cỏ không gợn một chút ồn ã, xô bồ của xã hội ngày nay.
Như một nỗi nhớ mong da diết, cảnh sắc làng quê Việt Nam đã dần đi vào tranh ảnh, gợi nhớ, gợi thương về khoảng thời gian êm đềm xưa kia bên cây đa, giếng nước, sân đình và những kỉ niệm tuổi thơ tuy gian khó nhưng đầy yêu thương.
Phong cảnh thơ mộng ấy cũng được tái hiện rõ nét trong các bức tranh đồng quê Việt Nam. Với nhiều hình ảnh quen thuộc của làng quê như thày đồ dạy học, mục đồng cưỡi trâu thổi sáo, lũ trẻ chơi ở sân đình,... tranh đồng với vẻ vừa mộc mạc, đơn giản lại vừa sang trọng của nó đã phác họa được vẻ đẹp thơ mộng, yên bình của làng quê Việt Nam xưa kia, mang đến cảm xúc nhớ nhung man mác về sự yên bình không thể phai nhòa trong tâm thức mỗi người Việt.
Ý nghĩa tranh đồng quê Việt Nam
Tranh đồng quê xước giả cổ
>> Xem thêm mẫu tranh đồng quê xước giả cổ được chế tác cầu kì dưới bàn tay của các nghệ nhân lâu năm, giàu kinh nghiệm.
Đó là hình ảnh đình làng, cây đa, lũy tre đầu làng. Đình làng không chỉ đơn giản là nơi thờ cúng của làng mà nó còn như một căn nhà lớn của cả làng, là nơi hội họp, là gia đình của mỗi người con xa xứ khi trở về. Ngày nay, phần lớn các đình làng đã bị dỡ bỏ, nhưng trong tâm trí của mỗi người dân, nhất là những người lớn tuổi đã gắn bó với nơi ấy từ thuở ấu thơ, đình làng giống như căn nhà thứ hai của họ, vẫn thân thương như từng thớ thịt.
Đó là con sông thanh bình chảy qua mỗi làng quê Việt Nam. Dòng sông quê hương giống như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn mỗi người, là dòng nước tắm mát tâm hồn mỗi con người, là tuổi thơ êm đềm trôi cùng năm tháng.
Đó là cây đa cổ thụ đầu làng tỏa bóng rợp mát con đường làng. Cây đa như một cầu nối giữa quá khứ và hiện đại. Tuổi thơ của nhiều thế hệ trong gia đình có khi đều cùng chơi đùa bên gốc đa già đó. Trải qua hàng chục, hàng tram năm cây đa vẫn sừng sững như một biểu tượng của ngôi làng.
Một mùa xuân nữa sắp về trên khắp các làng quê Việt Nam. Ở các làng quê, Tết không chỉ là dịp năm mới mà còn là dịp lễ hội. “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, làng quê Việt Nam rực đỏ sắc màu lễ hội. Người già móm mém cười nhìn con trẻ đùa nghịch. Dù nghèo khó, hay khổ đau, lễ hội làng quê đem đến sự hạnh phúc, vui tươi và sức sống cho một năm mới.
Treo tranh đồng quê ở đâu ?
Tranh đồng, tượng đồng nghệ thuật là những vật dụng mang tính hình ảnh và biểu tượng cao, vì thế khi sắp đặt cũng nên có những lưu ý về phong thủy.
Công ty TNHH Đúc đồng Mỹ nghệ Quang Hà
Địa chỉ: B1 lô 9, đường Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Đường 57A, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định
Điện thoại: 0987 387 487 - 0944 448 544
Email: ducdongquangha@gmail.com