663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

[Giải Đáp] Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Thờ phụng Thần Tài - Ông Địa là việc giúp gia chủ được may mắn, thu hút tài lộc trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn nhiều gia chủ vẫn chưa thực sự rõ về bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Nhưng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Đồ đồng Dung Quang Hà đọc bài viết dưới đây. 

Xem thêm:

Bàn thờ thần tài gồm những gì?

Tượng Thổ Công, Thần Tài 

Trên bàn thờ Thần Tài, ông Địa nhất định phải có tượng Thần Tài Ông Địa để thờ. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Gia chủ có thể bày trí từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần Tài và bên phải là ông Địa. Hầu hết, trên bàn thờ Thần Tài thường đi kèm với tượng thờ ông Địa. Đây chính là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ với nhau.

Hũ gạo, muối và nước

Trên bàn thờ cúng Thần Tài không thể thiếu những món đồ này bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, ấm êm trong gia đình. Mọi người bày trí vật phẩm này thường xuyên trên bàn thờ và cuối năm mới thay. 

Bát hương

Bát hương được đặt giữa ban thờ Thần Tài - ông Địa, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động vào bát nhang khi lau chùi bàn thờ gia chủ có thể sử dụng keo cố định bát nhang xuống bàn thờ. Theo phong thủy, khi gia chủ đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương thì được xem là bị động bát hương sẽ làm mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ. 

[Giải Đáp] Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài gồm những gì?

Lọ hoa

Trên bàn thờ Thần Tài lúc nào cũng nên có lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải, trưng bày thêm đĩa trái cây bên trái khi nhìn từ ngoài vào. Đặc biệt lưu ý không sử dụng hoa quả giả hoặc héo. 

Mâm bồng

Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Gia chủ có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào những ngày mùng 1 và rằm hàng tháng.

Ngai chén

Trên bàn thờ Thần Tài gia chủ nên bày cúng thêm 5 chén nước hình chữ thập vì chúng đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ thần tài đẹp hơn.

Ông Cóc - Thiềm Thừ

Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra và tối quay Cóc vào.

Khám thờ Thần Tài - Thổ Địa

Khám thờ gỗ thần tài – thổ địa thường được chạm khắc tinh tế, khám thường có mái mui hoặc mái chảy xuống phía sau, mặt trước gồm nhiều “cửa võng” theo lối “trướng rủ màn che, những họa tiết hoa, lá và rồng cùng nhiều linh vật khác tăng thêm sự linh thiêng cũng như uy nghi và nghiêm trang nhất cho bàn thờ.

>> Xem thêm: Tổng hợp 45+ mẫu bàn thờ Thần Tài tinh xảo - giá tại xưởng

[Giải Đáp] Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Những lưu ý về vị trí, cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản gia chủ cần nắm được khi lập cũng như sắp xếp bàn thờ Thần Tài trong nhà nên tham khảo:

  • Đầu tiên, khi mua bát hương và đồ dùng thờ Thần Tài về gia chủ không được sử dụng ngay mà cần lấy nước gừng, lau sạch sẽ trước khi đặt lên thờ cúng. 

  • Mỗi người là mỗi mệnh và phù hợp với các hướng khác nhau, chính vì vậy gia chủ nên xem hướng phù hợp nhất trước khi tiến hành đặt.

  • Hoa trên bàn Thần Tài phải luôn tươi, chén phải sạch để thể hiện sự chỉn chu và thành tâm từ gia chủ.

  • Bàn thờ Thần Tài cần phải đặt ở những nơi thoáng đãng, không khí lưu thông thường xuyên.

  • Lập bàn thờ cúng nên xem ngày, giờ đẹp để giúp cho mọi sự hanh thông và sở cầu đều như ý.