Người Việt Nam nói riêng hay người phương Đông nói chung thường rất coi trọng vấn đề thờ cúng. Với họ, hạc đồng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên được xem rất quan trọng góp phần là cầu nối giữa hai thế giới âm và dương, là nơi để người đã khuất trở về với gia đình của mình trong những dịp quây quần, sum họp. Bởi vậy mà bàn thờ luôn được chăm chút một cách cẩn thận và tỉ mỉ, bởi đúng “trần sao, âm vậy”, người sống càng có tâm thì càng được người đã khuất phù hộ độ trì, che chở. Vì thế mà việc bày trí các vật dụng thờ cúng cũng là một vấn đề rất được gia chủ lưu tâm. Cách đặt đôi hạc trên bàn thờ chính là một trong những vấn đề như vậy!
1. Ý nghĩa của đôi hạc trên bàn thờ gia tiên
Hạc bàn thờ được khắc họa hình ảnh rùa cưỡi hạc mang nhiều ý nghĩa, biểu tượng rất sâu sắc về giá trị nhân văn và giá trị phong thủy. Chim Hạc là loài chim tiên, là vật quý tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, khí phách trong sáng, không sân si, là đại diện của sự hiên ngang của những bậc hiền nhân quân tử, tu sĩ. Hạc được hiện thân trên nhiều đồ vật để cúng tiến vua chúa, chức quyền. Không những vậy, Hạc là loài sống thọ, như trên bàn thờ gia tiên, hình ảnh tổ tiên là vị trí thiêng liêng, trường tồn vĩnh cửu nên các vật phẩm thờ cúng cũng cần “trường thọ” như vậy.
Đôi hạc thờ bằng đồng vàng ngậm sen
Rùa cũng là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, có khí chất cao quý của người Việt Nam kiên trì, chịu thương chịu khó và luôn cố gắng hết mình để đạt được những mục đích đã đặt ra. Hơn nữa, rùa là loài vật có tuổi thọ rất lâu, là biểu tượng cho sự vĩnh cửu, trường tồn.
Đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc và lấy đó là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp nên cách đặt đôi hạc trên bàn thờ phải rất trang nghiêm, vị trí quan trọng chính của ngôi nhà, đình chùa, đền miếu.
Từ xa xưa, Hạc và Rùa là đôi bạn thân. Vào mùa mưa, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp rùa tìm tới các ao hồ có nước. Vì vậy, hình ảnh đôi hạc thờ cưỡi lưng rùa thể hiện cho tình bạn cao đẹp, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của cuộc sống.
Sự trường thọ, vĩnh cửu của Rùa và Hạc còn là lời chúc, mong muốn về sự sống lâu, sống khỏe cùng gia đình, con cháu.
Hạc thờ khảm ngũ sắc
Với những ý nghĩa sâu sắc, cặp hạc bằng đồng là vật phẩm quan trọng trong bất kì không gian thờ cúng nào và rất quan trọng cách đặt đôi hạc trên bàn thờ gia tiên.
Bên cạnh đó, còn có các chi tiết như hạc đội đèn nến nhằm thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, là ngọn đèn soi sáng, giác ngộ, thức tỉnh tâm tính con người hay hạc ngậm ngọc, ngậm sen với các ý nghĩa: hạc ngậm ngọc biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng, quyền quý còn hình ảnh hạc ngậm sen thể hiện sự giác ngộ, thức tỉnh những điều xấu để vươn lên trong cuộc sống.
Có người còn cho rằng, hình ảnh Hạc - Rùa còn là sự hòa hợp giữa Âm - Dương, trời - đất để giữ cho cuộc sống của dương gian được yên bình, không bị quấy phá bởi thế lực âm khí xấu. Dễ thấy là những đôi hạc thờ bằng đồng thường được trưng bày trước sân, cổng chính của điện thờ trong một số đình chùa, đền miếu, trước là để ngăn chặn tà ma, khí xấu, sau là tăng sự linh thiêng, trang nghiêm cho đình chùa.
Đôi hạc thờ dát vàng 9999
Thông qua cách đặt đôi hạc trên bàn thờ, có thể đánh giá sự thành kính, tấm lòng của gia chủ và địa vị, sự thịnh vượng của gia đình.
2. Cách đặt đôi hạc trên bàn thờ hợp lý nhất theo văn hóa người Việt
Trong văn hóa của người Việt, cách đặt đôi hạc trên bàn thờ nói riêng và đồ thờ cúng nói chung rất được quan tâm bởi đây là yếu tố ảnh hưởng tới tâm linh, phong thủy và vận may của gia đình nên gia chủ cần đặc biệt lưu ý.
Đối với đôi hạc trong bộ ngũ sự bằng đồng gia chủ nên sắp xếp theo thứ tự: đỉnh đồng ở giữa, hai bên là đôi chân nến và đôi hạc thờ. Với hạc thờ cơ lớn trên 1m, hạc được đặt ở hai đầu bàn thờ hoặc giữa sân đình, chùa. Đôi hạc được đặt theo hướng trầu vào bên trong bàn thờ.
Đôi hạc thờ trong bộ tam sự
Hạc thờ là đồ thờ cúng thiêng liêng nên không được đặt hạc ở phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh vì nơi đây nhiều uế khí, không tốt cho việc hấp thụ năng lượng phong thủy.
Cách đặt đôi hạc thờ trên bàn thờ có thể theo các hướng: hướng Nam đem lại may mắn cho gia đình; hướng Đông sẽ tốt cho con, cháu trai trong nhà. Nếu gia chủ là tộc trưởng, có thể đặt hạc theo hướng Tây Bắc.
3. Mua đôi hạc thờ bằng đồng ở đâu đẹp và đảm bảo chất lượng ?
Đôi hạc đồng thờ cúng cỡ lớn
Đôi hạc thờ bằng đồng có hai dòng kích thước chính là: hạc thờ nằm trong bộ đỉnh đồng tam sự, ngũ sự thường có kích thước nhỏ 50cm, 55cm, 60cm, 70cm,... thường đặt trên bàn thờ gia tiên, còn đôi hạc thờ riêng thì cao 1m6, 1m8, 1m9, 2m2,... được dùng trong cúng tiến đình chùa, nhà thờ, từ đường, đền miếu.
Việt Nam nổi tiếng với hai làng nghề đúc đồng chính và lớn nhất là Ý Yên (Nam Định) và Đại Bái (Bắc Ninh). Nhưng phát triển rộng và lớn nhất là tại Ý Yên bởi nơi đây tập trung nhiều xưởng đúc lớn và đa dạng các sản phẩm, luôn cập nhật những mẫu mã mới phù hợp với xu thế, nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Đôi hạc thờ bằng đồng đỏ
Là đơn vị đúc đồng uy tín, thành lập công ty sớm nhất tại Ý Yên (Nam Định), Đồ Đồng Dung Quang Hà chuyên về đồ thờ cúng, đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng với đa dạng các mẫu mã, kích thước, hoặc làm theo yêu cầu sẽ mang lại cho khách hàng những đôi hạc thờ đẹp, chất lượng nhất.
Gia chủ nên xem kĩ cách đặt đôi hạc trên bàn thờ để tránh những hậu quả đáng tiếc nếu phạm vào những quy tắc đặt đồ thờ cúng.
Có thể gia chủ cũng quan tâm
>> Các mẫu hạc đồng thờ cúng đẹp nhất hiện nay
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
-
-
-
Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
-
-
Hotline/Zalo: 0967.23.7777 Telephone: 02466.747.666
-
Website: https://dongmynghe.com.vn
-
Email: ducdongqh@gmail.com
-
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
-