Trống đồng Đông Sơn không chỉ là một nhạc khí mà còn được xem là biểu tượng của nền văn hoá dân tộc Đại Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết hoạ tiết trống đồng Đông Sơn mang ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Quà tặng mô hình trống đồng mạ vàng 24K
- Báo giá trống đồng lưu niệm đủ kích thước
- Báo Giá 55+ Mẫu Mặt Trống Đồng Treo Tường Phong Thủy
Ý nghĩa trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn là một vật phẩm tiêu biểu cho nền văn hoá đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ. Những chiếc trống này có hình dáng cân đối, hài hoà, các chi tiết thể hiện tinh xảo thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật của con người lúc bấy giờ. Hoạ tiết trống đồng Đông Sơn được khắc họa phong phú, miêu tả chân thực đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước. Thời xa xưa, trống đồng đại diện cho quyền lực tối cao của vị thủ lĩnh, vị vua hay tù trưởng.
Ngày nay, trống đồng được xem là vật phẩm mang sinh khí tốt bởi được chế tác từ vật liệu kim khí có khả năng xua đuổi tà ma, vận khí xấu. Ánh sáng tâm linh từ mặt trời trung tâm cũng giúp hoá giải khí xấu trong nhà ở, nơi làm việc…
Bày trí trống đồng còn giúp thu hút may mắn, tài khí, từ đó công việc làm ăn, buôn bán được tốt hơn, công danh sự nghiệp ngày càng thăng tiến.

Ý nghĩa trống đồng Đông Sơn
Giải đáp hoạ tiết trống đồng Đông Sơn
Hoạ tiết trống đồng Đông Sơn vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi chi tiết lại chứa đựng những ý nghĩa khác nhau.
Hình ảnh ngôi sao
Ngôi sao ở vị trí trung tâm là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn, thường có từ 8 - 14 cánh. Hình ảnh này đại diện cho mặt trời - nơi cung cấp năng lượng và ánh sáng cho vạn vật. Bên cạnh đó, hình ảnh ngôi sao được xem như bức thiên đồ, giúp con người có thể xác định được ngày tiết trong năm. Đây là loại lịch ngày âm, kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, được bắt nguồn từ Bách Việt. Số lượng các tia sáng, chim bay, hươu, thuyền thường là số chẵn, biểu hiện cư dân bấy giờ biết cách đo đếm.

Hình ảnh ngôi sao
Chim thú
Hình ảnh chim Lạc, chim Hồng - vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu, thể hiện trên mặt trống với nhiều hình dáng, tư thế khác nhau. Có con đậu, có con bay, có cả những con chầu mỏ vào nhau. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của loài hươu nai - loài vật hiền lành, quen thuộc với con người.
Việc thể hiện hình ảnh các loài chim trên mặt trống thể hiện sự sùng bái và biết ơn của con người đối với thiên nhiên.

Chim thú
Nhà sàn
Trên mặt trống, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh nhà sàn với kiến trúc khác nhau như mái cong, mái tròn. Những ngôi nhà có 2 cốt chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang. Nhà có mái cong là nhà ở của dân, những ngôi nhà mái tròn là nơi tế lễ, thể hiện được nét tín ngưỡng của con người lúc bấy giờ.

Nhạc cụ
Hoạ tiết trống đồng Đông Sơn được khắc hoạ nổi bật bởi 2 loại nhạc cụ chính là kèn và trống. Chúng thường được sử dụng trong các dịp Tết, lễ hội. Trống có 2 loại khác nhau:
Trống diễn tấu trong một dàn: người đánh trống cầm gậy dài đánh theo chiều đứng của mình. Trống đặt trên giá sát đất. Người đánh trống có thể đứng hoặc ngồi.
Trống 1 người biểu diễn: là loại trống được biểu diễn trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.
Cảnh sinh hoạt của con người
Hình ảnh con người xuất hiện với những hoạt động hàng ngày như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền…Những hình ảnh này đã khắc họa rõ nét về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc của đất nước trong thời kỳ sơ khai.

Những hoạ tiết khác
Ngoài ra, chúng ta còn thấy xuất hiện nhiều chi tiết hình học trên trống đồng Đông Sơn như: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, các răng cưa, hoa văn hình chữ ∫ gãy khúc và vạch ngắn song song.
>> Xem thêm: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Trống Đồng Đông Sơn
Hoạ tiết trống đồng Đông Sơn không chỉ có giá trị nghệ thuật sâu sắc mà còn như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu tới các thế hệ sau này.