663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0922.48.3333
Danh mục sản phẩm

Giải đáp: bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?

Khi chuyển nhà tới một nơi ở mới, ai cũng mong muốn có một khởi đầu tốt đẹp. Chính vì thế, những nghi thức như nhập trạch hay bốc bát hương rất được chú trọng và thực hiện cẩn thận. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc bốc bát hương trước hay nhập trạch trước mới đúng. Hãy cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Ý nghĩa nghi thức nhập trạch và bốc bát hương

Nhập trạch và bốc bát hương là hai nghi thức quan trọng trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong đó:

  • Nhập trạch: là nghi lễ được thực hiện khi mới dọn vào ở một căn nhà mới. Đây được xem là cách để báo cáo với Thần Linh trong nhà biết về sự xuất hiện của chủ mới, mong được che chở, bảo vệ và ban phước cho gia đình luôn được bình an, mạnh khoẻ.

  • Bốc bát hương: đây là nghi thức vô cùng quan trọng. Bát hương được xem là sự kết nối giữa hai thế giới âm và dương, cũng là nơi để con cháu dâng lên những nén hương thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn đối với Thần Phật, gia tiên và những người đã khuất trong gia đình. Bên cạnh đó, thông qua biểu tượng tâm linh này, con cháu cũng gửi lời cầu mong được gia tiên phù hộ độ trì, bảo vệ và ban phước cho cuộc sống luôn bình an và hạnh phúc.

Xem ngay >>> 25+ Mẫu Bát Hương Đồng Hoa Văn Đẹp, Sang Trọng - Giá Tại Xưởng

Ý nghĩa nghi thức nhập trạch và bốc bát hương

Ý nghĩa nghi thức nhập trạch và bốc bát hương

Nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước?

Có thể thấy, bốc bát hương hay nhập trạch đều là những nghi thức quan trọng. Vậy nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước thì mới đúng? Câu trả lời là cần bốc bát hương trước khi nhập trạch.

Sau khi bốc bát hương, chuẩn bị nơi an ngự cho Thần Linh, gia tiên ở ngôi nhà mới rồi mới tiến hành các hoạt động làm lễ nhập trạch.

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch, bốc bát hương chuẩn phong thuỷ

Để nghi lễ nhập trạch và bốc bát hương được diễn ra suôn sẻ và linh ứng nhất, gia chủ cần phải thực hiện theo đúng quy trình dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng

Chuẩn bị bát hương: Nên chọn bát hương bằng đồng để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài khi bày trí trong không gian thờ cúng. Số lượng bát hương tuỳ thuộc vào mong muốn cũng như phong tục thờ cúng tại địa phương. Nên chọn số lượng bát hương là số lẻ, thường là 1 hoặc 3 bát hương. 

Lau dọn bàn thờ: Sử dụng rượu gừng để lau dọn bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng.

Chuẩn bị mâm cúng: Tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể chuẩn bị mâm cúng sao cho hợp lý. Gia chủ có thể chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ chay và các loại hoa quả, vàng mã để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Thần Linh, tổ tiên.

Bước 2: Bốc bát hương

Trước khi bốc bát hương, cần chuẩn bị tro nếp và cốt thất bảo. Đối với tro nếp, bạn nên mua ở tiệm bán vàng mã hoặc đồ thờ cúng, tuyệt đối không tự làm để đảm bảo sự sạch sẽ.

Để bốc bát hương, nếu gia chủ không thể tự thực hiện thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của pháp sư hoặc người có kinh nghiệm. Quy trình bốc bát hương được thực hiện như sau:

  • Thiết nhập đàn tràng: pháp sư tẩy uế khí, thanh tinh tâm trước khi thực hiện nghi lễ.
  • Vệ sinh bát hương: dùng rượu gừng để thanh tẩy bát hương.
  • Viết dị hiệu và nạp danh: Pháp sư viết tên người được bốc bát hương, đặt dị hiệu và cốt thất bảo vào bát hương, bốc tro vào bát hương tới khi đầy.
  • Hô triệu chân linh: pháp sư đọc kinh, trì chú thực hiện nghi lễ “hô triệu chân linh” .
  • Dâng bát hương: tiến hàng dâng hương lên bàn thờ và cầu nguyện.
Hướng dẫn làm lễ nhập trạch, bốc bát hương chuẩn phong thuỷ

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch, bốc bát hương chuẩn phong thuỷ

Bước 3: Bật bếp đun trà mời Thần Linh và gia tiên

Gia chủ thực hiện nghi lễ bật bếp nấu trà mời gia tiên để thể hiện sự tôn trọng, thành kính, mong bề trên phù hộ cho cuộc sống an lành, sung túc và vui vẻ.

Nên đun bếp trong khoảng 1 - 2 tiếng để làm không khí trong nhà ấm cúng hơn.

Bước 4: Tẩy uế các góc trong nhà mới

Sử dụng hoa gạo vàng thần tài nhúng vào bát nước ngũ vị rồi vẩy các góc của nhà. Nghi thức này sẽ giúp tẩy uế, làm sạch những tà khí, thu hút may mắn đến cho gia đình.

Bước 5: Làm lễ tạ

Sau khi kết thúc tuần hương, gia chủ dân lời cảm ơn thần linh, gia tiên đã chứng giám và tham gia lễ nhập trạch.

Bước 6: Hoá vàng

Sau khi hoàn thành nghi lễ, gia chủ hoá vàng và mang tro rải ở sông hồ. 

Những lưu ý khi nhập trạch và bốc bát hương

Để cuộc sống ở nhà mới được thuận lợi, vui vẻ và hạnh phúc thì trong nghi lễ nhập trạch và bốc bát hương, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nên chọn ngày giờ tốt để thực hiện lễ bốc bát hương và nhập trạch

  • Khi mang bài vị gia tiên vào nhà mới, chủ nhà đi trước và con cháu theo sau

  • Mở vòi nước chảy đầy và đun một nồi nước sôi giúp kích thích sinh khí sinh sôi, nảy nở trong nhà.

  • Người có thai hoặc người tuổi dần không nên tham gia dọn nhà và nghi thức nhập trạch

Dọn vào nhà mới là khởi đầu của một cuộc sống mới. Vì thế, bạn nên nắm chắc những nghi thức cúng bái, đặc biệt là nên bốc bát hương trước hay nhập trạch trước để cuộc sống gia đình sau này sẽ thuận lợi, may mắn.