663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0922.48.3333
Danh mục sản phẩm

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Bàn Thờ Bát Hương Cũ

Theo phong tục thờ cúng của người Việt, những vật phẩm trên ban thờ như bát hương, mâm bồng,...mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Tuy nhiên cũng có những thắc mắc về cách xử lý bàn thờ bát hương cũ. Để tìm hiểu rõ hơn về bốc bát hương này, hãy cùng Đồ đồng Dung Quang Hà đọc bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Cách xử lý bàn thờ bát hương cũ như thế nào? 

Có nhiều gia đình sau khi chuyển nhà hoặc dọn dẹp bàn thờ cảm thấy bàn thờ đã quá cũ thì mang bàn thờ cũ ra đốt, bỏ hoặc vứt xuống sông,… Đây là một việc làm không được đồng thuận vì chưa nói đến việc nó thể hiện sự bất kính với ông bà tổ tiên mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đề vệ sinh một trường.

Bàn thờ chính là nơi linh thiêng và nếu như gia chủ chuyển sang nhà mới hoặc dọn dẹp bàn thờ thì cần phải có cách xử lý sao cho đúng, không nên phạm đến thần linh, tổ tiên khiến họ cảm thấy tức giận mà gia đình cũng sẽ có nhiều biến cố hơn. Bàn thờ, bát hương là nơi linh thiêng cho nên phải có cách xử trí khác hợp lý.

  • Nếu như bạn có dự định sẽ chuyển sang nhà mới, nơi có không gian thoáng mát hơn và bàn thờ cũ đã không còn phù hợp với không gian nhà mới nữa, bàn thờ cũ làm bằng gỗ sẽ bị xuống cấp, mối mọt hay cũ màu thì việc cần phải làm là thay bàn thờ mới giúp cho căn nhà trở nên đẹp và đồng bộ hơn là điều khá cần thiết. Đây cũng được xem như là cái tâm của chủ nhà đối với thần linh, tổ tiên.

  • Người xưa thường xử lý bàn thờ cũ, bát hương cũ bằng cách vứt chúng xuống sông hoặc vứt tại những cây cổ thụ hay gửi lên chùa. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc vứt bàn thờ xuống sông hay vứt dưới cây cổ thụ thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, làm mất mỹ quan môi trường hoặc phương pháp mang bàn thờ cũ gửi lên chùa cũng khá mất mỹ quan. Đồng thời nếu ai cũng sử dụng phương thức đó thì nhà chùa sẽ không còn chỗ chứa nữa.

  • Việc đầu tiên trước khi bỏ bàn thờ cũ thì chủ nhà cần phải xin phép thần linh, tổ tiên và những người đã mất trước. Nghi lễ này có thể thực hiện cùng với việc chuyển bát hương sang nhà mới. Chủ nhà nên khấn bái và xin phép tổ tiên, thần linh, nêu rõ lý do vì sao cần phải chuyển/ thay bàn thờ cũ. Đây được xem là nghi lễ quan trọng trước khi chủ nhà muốn làm một việc gì đó ảnh hưởng đến bàn thờ bát hương trong gia đình.

Xem ngay >>> 25+ Mẫu Bát Hương Đồng Hoa Văn Đẹp, Sang Trọng - Giá Tại Xưởng

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Bàn Thờ Bát Hương Cũ

Cách xử lý bàn thờ bát hương cũ như thế nào? 

Liệu có nên sử dụng lại bàn thờ cũ?

Khi dọn dẹp gia chủ cảm thấy bàn thờ đã quá cũ, mối mọt không còn hợp với không gian

nhà mới nữa thì có thể sử dụng các cách chẳng hạn như đốt, bỏ bàn thờ và bát hương đi.

Tuy nhiên, nếu như khi chuyển sang nhà mới mà gia chủ vẫn cảm thấy bàn thờ cũ vẫn còn mới, vẫn phù hợp với không gian nhà mới thì gia chủ có thể sử dụng lại bàn thờ cũ để tiếp tục thờ cúng.

Hầu hết, những tủ thờ được làm từ các loại gỗ quý sẽ luôn phù hợp với không gian của nhà mới. Gia chủ chỉ cần lau dọn vệ sinh sạch sẽ bàn thờ cũ và đặt đồ thờ lên, thực hiện các nghi thức cúng lễ khi về nhà mới là được. 

Mâm lễ cúng giải xá bát hương cũ

Mâm lễ vật cúng giải xá bát hương cũ gồm có:

  • Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu

  • Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp

  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)

  • 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối

  • Đồ mặn như gà luộc, xôi, giò chả, bánh chay... 

  • Một số bánh kẹo (bánh kẹo bóc ra)

  • 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao

  • 3 đến Đinh tiền lễ ( một đinh 10 lễ)

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Bàn Thờ Bát Hương Cũ

Mâm lễ cúng giải xá bát hương cũ

Bài khấn thay bát hương mới bằng bát hương cũ

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ......................... tháng .............................. Năm ............................

Tên con là .............................. (Tín chủ của ....................... địa chỉ ..........................)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu........., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu.......................................

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.