663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất

Vào mỗi dịp Rằm tháng 7, mỗi gia đình người Việt Nam dù ít nhiều cũng sẽ chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn dâng lên bàn thờ Phật, gia tiên và cúng chúng sanh. Với mỗi mâm cúng lại cần chuẩn bị những món ăn khác nhau theo phong tục truyền thống. Trong bài viết dưới đây, Đồ Đồng Dung Quang Hà sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng 7 đơn giản, dễ thực hiện. Cùng tham khảo ngay nhé.

Xem thêm:

Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ

Vào dịp Rằm tháng 7, người ta thường chuẩn bị mâm cúng Phật, mâm cúng gia tiên và mâm cúng cô hồn. Mỗi mâm cơm cúng lại có những đặc điểm riêng khác nhau.

Mâm cơm cúng Phật

Trong quan niệm của Phật giáo, ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy, những gia đình theo đạo Phật sẽ chuẩn bị mâm cơm chay dâng lên bàn thờ Phật. Nếu như gia đình bạn không theo đạo Phật thì cũng có thể bỏ qua nghi lễ này.

Đối với mâm cơm chay cúng Phật, gia chủ có thể chuẩn bị những món ăn như: giò chay, chả chay, đậu phụ, canh nấm, rau củ quả luộc. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể bày một mâm ngũ quả và hoa tươi để dâng lên bàn thờ Phật. Khi chọn quả, nên chọn quả tươi ngon, không bị dập úng hoặc chín quá. Các loại hoa thường bày trên bàn thờ Phật như hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ,...không nên dùng hoa dại, hoa tạp tránh phạm vào điều đại kỵ.

Mâm cơm cúng Phật

Mâm cơm cúng Phật

Mâm cơm cúng gia tiên

Đối với mâm cúng gia tiên, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn đều được, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán vùng miền cũng như văn hoá của gia đình. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, không cần phải mâm cao cỗ đầy, nhưng nên chuẩn bị đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính đối với đấng bề trên.

Mâm cúng mặn có thể chuẩn bị như những dịp cúng khác trong năm theo chuẩn phong tục văn hoá Việt như: xôi, gà luộc, cá kho, canh, món xào, món nộm, cơm…Kèm theo mâm ngũ quả, hoa cúng, nước, rượu, nến, vàng mã và những vật dụng chuẩn bị cho người đã khuất.

Mâm cơm cúng gia tiên

Mâm cơm cúng gia tiên

Mâm cơm cúng cô hồn

Mâm cúng cô hồn hay còn gọi là mâm cúng chúng sinh thường gồm có: cháo loãng, bỏng ngô, đường thẻ, bánh kẹo, hoa quả, muối gạo, nước, nhang, vàng mã, nến. 

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng thì đặt ở ngoài trời hoặc trước cửa để thực hiện nghi thức. Buổi lễ kết thúc thì rải muối gạo ra ngoài đường rồi đốt vàng mã.

Lưu ý: trong lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì điều này sẽ khiến khởi lòng tham, sân, si.

Những lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng Rằm tháng 7

Trong bất kỳ nghi thức cúng nào thì chúng ta cũng cần nắm được những lưu ý để tránh phạm phải đại kỵ, khiến bề trên không hài lòng. 

  • Khi chuẩn bị mâm cúng, tuỳ thuộc vào điều kiện gia đình chứ không nhất thiết phải làm lễ lớn. Chỉ cần thành tâm thì chắc chắn sẽ được Thần Phật, gia tiên chứng giám.

  • Thực hiện lễ cúng Phật, Thần Linh, gia tiên rồi cuối cùng mới làm lễ cúng cô hồn.

  • Đặt mâm cúng Phật cao nhất, sau đó tới mâm thần linh và cuối cùng là mâm gia tiên.

  • Khi chuẩn bị quần áo, lễ vật, tiền vàng giấy cúng cho gia tiên thì nên ghi rõ người nhận.

  • Khi thực hiện nghi lễ phải ăn mặc chỉnh chu, đọc văn khấn rõ ràng.

>> Xem thêm: Toplist 79+ mẫu đồ thờ bằng đồng tinh xảo, sang trọng - giá tại xưởng

Trên đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ, đơn giản và dễ thực hiện. Hy vọng bài viết đã mang tới nhiều gợi ý phù hợp để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng 7 diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.