663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Công Ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà
Hotline
0944 58 1111
Danh mục sản phẩm

[Giải đáp] Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Trong văn hóa dân gian, việc gia chủ cúng vàng mã vào Rằm tháng 7 là một phong tục truyền thống. “Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nhưng để tìm hiểu rõ hơn về phong tục này, hãy cùng Đồ đồng Dung Quang Hà đọc bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Vàng mã cúng gia tiên

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên bao gồm: Giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo và tiền âm phủ,… hay những đồ người đã khuất lúc còn sống thích để gửi cho họ.

Theo quan niệm dân gian thì sau khi ta đốt vàng mã, người âm sẻ nhận được. Chính vì vậy, gia chủ nên đốt nhiều tiền để người âm có thể dùng nó để mua thứ họ thích.

Vàng mã cúng chúng sinh

Giống với lễ cúng gia tiên và thần linh, lễ cúng chúng sinh cũng cần được chuẩn bị tươm tất. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 sẽ gồm có:

  • Tiền vàng: Phải từ 15 lễ trở lên

  • Quần áo chúng sinh: Cần chuẩn bị từ 20 - 50 bộ

  • Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt.

[Giải đáp] Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Hướng dẫn đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách

Cách ghi quần áo gửi người âm

Khi gửi quần áo cho người âm, gia chủ cần ghi đầy đủ những thông tin như:

  • Họ và tên đầy đủ của người đã mất

  • Giới tính

  • Ngày, giờ ra đi

Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7?

Theo dân gian thì ngày 2/7 hằng năm là ngày mà Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn quay trở lại trần gian và đóng cổng vào 14/7 âm lịch. Chính vì vậy, mà khi đốt vàng mã thì gia chủ cần đốt trong khoảng thời gian này.

Về thời gian đốt vàng mã Rằm tháng 7 như sau:

  • Vàng mã cúng gia tiên: Theo các nhà tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, cúng hay báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày.

  • Vàng mã cúng chúng sinh: Nên thực hiện vào lúc chiều tối. Bởi đây là cách tốt nhất để cầu cho các linh hồn không có nơi nương tựa, ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện.

[Giải đáp] Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7?

Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7

Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt từ từ, đốt hết vàng mã, không dùng que nhấn vào phần tiền vàng mã đang đốt và lưu ý vừa đốt vừa gọi tên người đã mất để thể hiện sự tôn trọng.

Khi đốt vàng mã, gia chủ nên chọn khoảng sân sạch sẽ để thực hiện cũng như phải đợi nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Cần hóa vàng theo thứ tự là gia thần rồi mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

>> Xem thêm: Toplist 79+ mẫu đồ thờ bằng đồng tinh xảo, sang trọng - giá tại xưởng

Những lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7

  • Không được dùng “cây khấn” chọc vào vàng mã đang đốt. Ông bà ta quan niệm rằng làm như vậy sẽ khiến phần tro đốt nát hết, bất kính với các linh hồn.

  • Đặc biệt, không gom tất cả lễ vật vàng mã vào lửa và đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm và có thể mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

  • Hãy ghi rõ họ tên của người đã khuất trên vật dụng vàng mã đang đốt. Lưu ý, bạn không được sử dụng từ "chết", thay vào đó sử dụng từ "đại nạn" vào năm nào họ qua đời. Điều này giúp mang ý nghĩa tôn trọng và không mạo phạm đến người đã khuất.

  • Gia chủ cũng cần tránh dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang lại điều không may và gây ảnh hưởng đến sự chứng giám và phù hộ của thần linh và tổ tiên.